Kiến thức

Khái niệm về lưới khống chế mặt bằng và phương pháp xây dựng lưới

0

Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh xin giới thiệu về lưới mặt bằng, còn gọi là lưới khống chế tọa độ. Để hiểu rõ về lưới khống chế tọa độ hay còn gọi lưới khống chế mặt bằng, tác dụng của lưới khống chế mặt bằng trong ngành đo đạc các bạn vui lòng xem bài viết dưới đây.

Lưới khống chế mặt bằng là gì

Khái niệm về lưới khống chế mặt bằng và phương pháp xây dựng lưới
Để thành lập bình đồ, bản đồ trên khu vực, nhất thiết phải xây dựng trên đó một mạng lưới các điểm trắc địa có toạ độ và độ cao thống nhất gọi là lưới khống chế (lưới trắc địa). Những điểm này cần được gia cố chắc chắn ngoài thực địa và được bảo quản, gìn giữ lâu dài.

Cấp hạng lưới khống chế mặt bằng được chia như thế nào trong đo đạc


Lưới trắc địa ở nước ta được chia làm ba dạng: lưới Nhà nước (còn gọi là lưới Quốc gia), lưới chêm dày và lưới đo vẽ. Những dạng lưới này đều được xây dựng trên nguyên tắc “từ toàn diện đến cục bộ”, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Điều đó có nghĩa là trên toàn bộ lãnh thổ sẽ xây dựng một mạng lưới điểm khống chế có mật độ tương đối thưa, toạ độ và độ cao của chúng được xác định với độ chính xác cao nhất. Sau đó, lưới này được chêm dày thêm một số bậc. Toạ độ và độ cao các điểm của những bậc tiếp theo được xác định dựa trên cơ sở các điểm của những bậc khống chế cấp trên. Độ chính xác xác định toạ độ và độ cao ở các bậc khống chế tiếp theo bao giờ cũng thấp hơn độ chính xác của các điểm ở bậc khống chế trên đó. Lưới khống chế trắc địa Nhà nước là cơ sở trắc địa cơ bản để đo vẽ địa hình các loại tỷ lệ, đồng thời thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng cũng như để giải quyết các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật cụ thể khác.


Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước được chia ra lưới cấp 1, 2, 3 và 4. Các cấp lưới này có những thông số kỹ thuật được quy định khác nhau như về độ chính xác đo góc, đo cạnh và chiều dài các cạnh
Lưới khống chế chêm dày (lưới khu vực) là lưới điểm bổ sung, chêm dày thêm vào lưới khống chế Nhà nước. Chúng là những điểm của lưới giải tích và đường chuyền đa giác bậc 1 và 2. Các bậc lưới khống chế chêm dày này cũng được quy định dựa theo độ chính xác đo góc, đo cạnh và chiều dài các cạnh.
Lưới khống chế đo vẽ là cơ sở trực tiếp phục vụ cho đo vẽ lập bình đồ, bản đồ. Lưới được phát triển dựa trên các điểm của lưới khống chế Nhà nước và lưới chêm dày. Mật độ điểm của lưới không chế đo vẽ phụ thuộc vào tỷ lệ cần đo vẽ, vào phương pháp đo vẽ và được quy định trong các tiêu chuẩn chuyên ngành.
Việc xây dựng mạng lưới khống chế Nhà nước là một công tác trắc địa cơ bản độc lập đối với lãnh thổ cả nước. Các điểm của lưới khống chế Nhà nước là cơ sở gốc để xây dựng mạng lưới chêm dày. Trên cơ sở các điểm của lưới khống chế Nhà nước và lưới chêm dày sẽ xây dựng lưới khống chế đo vẽ trực tiếp ngay trên những khu vực có diện tích không lớn phục vụ cho đo vẽ lập bản đồ, bình đồ khu vực đó.

Cách xác định vị trí lưới khống chế mặt bằng


Vị trí mặt bằng của các điểm khống chế được xác định trong một hệ toạ độ Quốc gia chung, từ năm 2000, chúng ta đã thay đổi hệ quy chiếu Quốc gia và chuyển từ hệ Hà Nội 72 (HN-72) dùng phép chiếu Gauxơ sang hệ VN-2000 dùng phép chiếu UTM , còn độ cao được lấy từ mặt nước gốc đi qua điểm “0” của trạm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn – Hải Phòng) cho phạm vi cả nước.

Các loại công nghệ đo đạc lưới khống chế mặt bằng hiện nay


Lưới khống chế mặt bằng được xây dựng theo phương pháp tam giác đo góc, phương pháp đo toàn cạnh, phương pháp đường chuyền, phương pháp dùng công nghệ định vị vệ tinh GPS và phương pháp kết hợp .
Phương pháp tam giác đo góc là xây dựng trên thực địa một hệ thống điểm hình thành một chuỗi tam giác hoặc một lưới tam giác dày đặc. Trong mỗi tam giác, tiến hành đo tất cả các góc ngang, ở đầu và cuối khu vực của lưới cần đo chiều dài của ít nhất hai cạnh gọi là cạnh đáy hoặc là cạnh khởi tính. Theo các góc đo và chiều dài của một cạnh, từ một điểm có toạ độ gốc, có thể lần lượt tính ra toạ độ mặt bằng của tất cả các điểm theo nội dung bài toán chuyền toạ độ.
Cho đến nay, ngoại trừ phương pháp đo bằng GPS thì phương pháp tam giác đo góc vẫn là một phương pháp chính xác và có năng suất nhất để xây dựng lưới khống chế trắc địa trên những phạm vi lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, hiện nay đã có những máy đo chiều dài bằng sóng điện từ có thể đo được các khoảng cách lớn với độ chính xác cao, nên lưới khống chế còn được xây dựng bằng phương pháp đo toàn cạnh. Phương pháp đo toàn cạnh chỉ khác so với phương pháp tam giác đo góc là trong các tam giác người ta không đo các góc mà đo tất cả các cạnh và cũng dựa vào việc giải tam giác, sau khi tính được các góc, sẽ tiến hành tính chuyền phương vị và tính chuyền toạ độ để tính ra toạ độ các điểm trong lưới. Phương pháp đường chuyền là xây dựng trên thực địa các điểm hình thành những tuyến gãy khúc khép kín hoặc dựa vào các điểm của lưới cấp cao hơn, trong đó đo khoảng cách giữa các điểm kề nhau và tất cả các góc ngang tại các điểm. Trong phương pháp này vừa đo góc, vừa đo cạnh, nhất là khi các phương tiện đo cạnh ngày một phát triển và vị trí các điểm được lại được bố trí khá linh hoạt có thể tránh được các trướng ngại vật nên thường không phải dựng cột tiêu cao, giảm giá thành xây dựng lưới nên phương pháp đường chuyền ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những năm gần đây công nghệ GPS đã được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có các công tác trắc địa, đặc biệt là trong công tác xây dựng lưới khống chế. Vì thế, xây dựng lưới bằng công nghệ GPS là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Do giới hạn của chương trình, dưới đây chúng tôi chỉ đề cập đến lưới khống chế đo vẽ và công tác xây dựng loại lưới này.

Xem thêm:
– Đơn giá đo đạc mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
– Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh
– Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử
– Kiến thức trắc địa, kiến thức đo đạc

– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa
– Trái đất và cách biểu thị bề mặt trái đất
– Hướng dẫn đưa bản vẽ Autocad lên Google Earth bằng phần mềm Dpsurvey
– Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

 

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *