Tin tức

Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 20024

0
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Mẫu Giáy chứng nhận QSDĐ QSHTS GLVĐ
Thông tư 10/TT-BTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính
Thông tư 10/TT-BTNMT ngày 31/7/2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 có nhiều điểm mới.

 Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai

– Bản đồ địa chính bao gồm tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính thể hiện thông tin không gian của thửa đất và đối tượng địa lý hình tuyến như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và đối tượng địa lý hình tuyến khác.
– Sổ mục kê đất đai thể hiện thông tin thuộc tính của thửa đất và đối tượng địa lý hình tuyến.

Sổ địa chính

– Sổ địa chính thể hiện các thông tin thuộc tính sau:
+ Thông tin về thửa đất hoặc đối tượng địa lý hình tuyến theo quy định tại và của Thông tư 10/TT-BTNMT
+ Thông tin về người được Nhà nước giao đất để quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
+ Thông tin về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
+ Thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền được giao đất để quản lý theo quy định tại của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
+ Thông tin về biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Thông tin về thửa đất

1. Thông tin về số hiệu thửa đất gồm:
a) Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính hoặc số hiệu mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định về bản đồ địa chính;
b) Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ địa chính hoặc số hiệu của thửa đất theo mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
2. Thông tin về diện tích thửa đất được thể hiện như sau:
a) Diện tích: được xác định theo đơn vị mét vuông (m2), làm tròn đến một chữ số thập phân;
b) Trường hợp thửa đất thuộc phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp xã mà thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của một cơ quan thì thể hiện thêm thông tin: “trong đó: …m2 thuộc … (ghi tên đơn vị hành chính cấp xã); …m2 thuộc …”;
c) Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì thể hiện diện tích đất để xây dựng nhà chung cư.
3. Thông tin về loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại đất, được thể hiện như sau:
a) Loại đất được xác định và thể hiện bằng tên gọi trên sổ địa chính và bằng mã trên bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai cho từng thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến;
b) Loại đất thể hiện trên sổ địa chính theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không thuộc trường hợp phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý. Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì xác định và thể hiện theo loại đất hiện trạng đang sử dụng tại thời điểm đăng ký.
Loại đất thể hiện tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT là các loại đất chi tiết trong nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 của Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
c) Trường hợp loại đất hiện trạng sử dụng khác với loại đất theo mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không thuộc trường hợp phải xin phép hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý thì thể hiện cả loại đất theo hiện trạng sử dụng và loại đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao đất để quản lý vào sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính;
d) Mã loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai;
đ) Trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất vào nhiều loại đất khác nhau hoặc chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất mà không phải tách thửa đất theo quy định thì thể hiện tất cả các mục đích sử dụng đất đó. Ví dụ: Đất ở, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản …;
e) Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất thì lần lượt ghi từng loại đất, diện tích kèm theo. Ví dụ: “Loại đất: Đất ở tại nông thôn 50 m2; Đất trồng cây lâu năm 150 m2“.
4. Thông tin về thời hạn sử dụng đất được thể hiện như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo Quyết định giao đất, cho thuê đất, cụ thể như sau:
– Trường hợp sử dụng đất ổn định lâu dài thì thể hiện: “Lâu dài”;
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì thể hiện các thông tin: Ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất;
b) Các trường hợp còn lại thì ghi thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể như sau:
– Trường hợp sử dụng đất ổn định lâu dài thì thể hiện: “Lâu dài”;
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì thể hiện ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất, trừ trường hợp công nhận quyền sử dụng đất thì thể hiện các thông tin: “… năm (ghi thời hạn sử dụng được xác định theo quy định của pháp luật) kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận”;
c) Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất với thời hạn sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại đất và thời hạn sử dụng đất. Ví dụ: “Thời hạn sử dụng: Đất ở tại nông thôn: Lâu dài; Đất trồng cây lâu năm: 50 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận”;
d) Trường hợp đăng ký đất đai mà chưa cấp Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Chưa xác định”;
đ) Trường hợp đăng ký đất được Nhà nước giao để quản lý thì thể hiện thời hạn theo văn bản giao đất để quản lý; trường hợp không có văn bản giao đất để quản lý hoặc văn bản giao đất để quản lý không xác định thời hạn thì thể hiện: “Chưa xác định”.
5. Thông tin về hình thức sử dụng đất được thể hiện như sau:
a) Thông tin về hình thức sử dụng đất gồm hình thức sử dụng chung và hình thức sử dụng riêng.
Hình thức sử dụng đất riêng đối với trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất như: một cá nhân, một tổ chức, một cộng đồng dân cư, một người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hình thức sử dụng đất chung đối với trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của từ hai (02) người sử dụng đất trở lên như: nhiều cá nhân hoặc nhiều tổ chức hoặc của cá nhân và tổ chức, quyền sử dụng đất chung của vợ và chồng, quyền sử dụng đất của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
b) Việc thể hiện hình thức sử dụng đất như sau:
– Hình thức sử dụng đất riêng được thể hiện: “Sử dụng riêng”;
– Hình thức sử dụng đất chung được thể hiện: “Sử dụng chung”;
– Trường hợp thửa đất có phần diện tích thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người sử dụng đất và có phần diện tích thuộc quyền sử dụng riêng của từng người sử dụng đất thì thể hiện: “… m2 sử dụng chung; … m2 sử dụng riêng”;
– Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và loại đất sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng; ghi “Sử dụng chung” và loại đất sử dụng, diện tích đất sử dụng chung. Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hằng năm 200m2“;
– Trường hợp thửa đất có nhà chung cư mà chủ đầu tư đã bán căn hộ đầu tiên thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư thể hiện “Sử dụng chung”.
6. Thông tin về địa chỉ thửa đất gồm: số nhà, tên đường, phố (nếu có); tên điểm dân cư (tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, điểm dân cư tương tự) hoặc tên khu vực, xứ đồng (đối với thửa đất ngoài khu dân cư); tên đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh nơi có thửa đất.
7. Thông tin về nghĩa vụ tài chính được thể hiện như sau:
a) Thông tin về nghĩa vụ tài chính thể hiện đối với các loại nghĩa vụ tài chính phải nộp gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ;
b) Nội dung thông tin về nghĩa vụ tài chính được thể hiện trong các trường hợp như sau:
– Trường hợp đã thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thể hiện thông tin gồm: loại nghĩa vụ tài chính phải nộp; số tiền phải nộp, số tiền đã nộp và ngày tháng năm nộp. Trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm thì thể hiện: “Nộp tiền thuê đất hằng năm”;
– Trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính thì thể hiện loại nghĩa vụ tài chính phải nộp; số tiền phải nộp (nếu đã xác định); tiếp theo thể hiện “được miễn nộp tiền theo … (ghi tên và số hiệu, ngày ký và cơ quan ký văn bản miễn nộp tiền)”;
– Trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thể hiện: “… (loại nghĩa vụ tài chính) không phải nộp, theo … (tên và số hiệu, ngày ký và cơ quan ký văn bản có nội dung không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính)”;
– Trường hợp được giảm nghĩa vụ tài chính thì thể hiện loại nghĩa vụ tài chính phải nộp; số tiền phải nộp, số tiền (hoặc mức % hoặc số năm) được giảm và căn cứ pháp lý (tên và số hiệu, ngày ký và cơ quan ký văn bản giảm nghĩa vụ tài chính); số tiền đã nộp, ngày tháng năm nộp;
c) Nội dung thông tin về ghi nợ tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ được thể hiện như sau:
– Trường hợp cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất mà có thời hạn thanh toán thì thể hiện: “Nợ tiền sử dụng đất … (ghi số tiền nợ bằng số và chữ), thời hạn thanh toán … (ghi ngày tháng năm), theo … (ghi tên, số hiệu, ngày ký và cơ quan ký giấy tờ xác định số tiền nợ)”.
Trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất cho đến khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì thể hiện: “Nợ tiền sử dụng đất … (ghi số tiền nợ bằng số và chữ), theo … (ghi tên, số hiệu, ngày ký và cơ quan ký giấy tờ xác định số tiền nợ)”;
– Trường hợp cá nhân được ghi nợ lệ phí trước bạ thì thể hiện: “Nợ lệ phí trước bạ, theo … (ghi tên, số hiệu, ngày ký và cơ quan ký giấy tờ)”;
d) Trường hợp đăng ký đất đai mà chưa đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Chưa xác định”;
đ) Trường hợp đăng ký đối với đất được Nhà nước giao để quản lý thì thể hiện: “Không xác định”.
8. Thông tin về ranh giới thửa đất gồm: hình dạng, kích thước các cạnh và tọa độ các đỉnh thửa của thửa đất.
9. Thông tin về nguồn gốc sử dụng đất được xác định theo hình thức trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà người sử dụng đất phải thực hiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì thể hiện tên gọi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
b) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, trường hợp mua căn hộ chung cư hoặc tài sản khác gắn liền với đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất trước ngày 01 tháng 8 năm 2024) thì thể hiện tên gọi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
c) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê trước ngày 01 tháng 8 năm 2024) thì thể hiện tên gọi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”;
d) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm trước ngày 01 tháng 8 năm 2024) thì thể hiện tên gọi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm”;
đ) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp cá nhân, các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình sử dụng đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ mà không phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận) thì thể hiện tên gọi “Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
e) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì thể hiện tên gọi “Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
g) Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất, cấp Giấy chứng nhận sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp mà không thuộc trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không đúng nguồn gốc sử dụng đất, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận và không thay đổi mục đích sử dụng đất thì thể hiện nguồn gốc sử dụng đất như Giấy chứng nhận đã cấp và được thể hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp nhưng chưa thể hiện nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm đăng ký biến động để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
h) Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì lần lượt thể hiện hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, nhận góp vốn) hoặc thể hiện “Nhận chuyển quyền” và căn cứ nhận chuyển quyền (đối với trường hợp trúng đấu giá, xử lý nợ thế chấp, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án, …); tiếp theo thể hiện nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
i) Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất xác định theo hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất và thể hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản này;
k) Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì thể hiện “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
l) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất thì thể hiện như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì thể hiện như quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất; trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất và không phải chuyển sang thuê đất thì thể hiện nguồn gốc như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;
m) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thể hiện “Thuê đất trả tiền một lần của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, …)”.
Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hằng năm của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thể hiện “Thuê đất trả tiền hằng năm của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp …)”;
n) Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt thể hiện từng loại nguồn gốc và diện tích đất theo nguồn gốc đó, đồng thời thể hiện mã tương ứng với từng loại nguồn gốc theo quy định tại khoản này;
o) Trường hợp đăng ký đối với đất đang sử dụng mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì thể hiện nguồn gốc theo thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đăng ký và lý do có đất sử dụng theo kết quả đăng ký đất đai. Ví dụ: “Sử dụng đất từ năm 1984, do tự khai hoang (hoặc do Ông cha để lại, do nhận chuyển nhượng, được Nhà nước giao không thu tiền …)”;
p) Trường hợp đăng ký đất được Nhà nước giao để quản lý thì thể hiện “Nhà nước giao đất để quản lý”;
q) Mã nguồn gốc sử dụng đất quy định tại khoản này được thực hiện trên sổ địa chính theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
10. Thông tin về tài liệu đo đạc gồm: tên tài liệu đo đạc đã sử dụng (bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo bản đồ địa chính); ngày tháng năm được cơ quan có thẩm quyền ký duyệt theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
11. Thông tin về hạn chế quyền sử dụng đất được thể hiện như sau:
a) Nội dung thông tin về hạn chế quyền sử dụng đất thể hiện đối với các trường hợp như sau:
– Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn thì thể hiện: “Thửa đất (hoặc Thửa đất có … m2 (nếu một phần thửa có hạn chế)) thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn … (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ; khu vực bảo vệ, vành đai an toàn)”;
– Trường hợp trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có nội dung hạn chế quyền sử dụng đất thì thể hiện: “Thửa đất (hoặc Thửa đất có … m2 (nếu một phần thửa có hạn chế)) … (ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ hiện có) theo … (ghi tên giấy tờ có nội dung hạn chế)”;
– Trường hợp cá nhân là người dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Đất đai thì thể hiện: “Không được chuyển nhượng, góp vốn, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, trừ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng chính sách và để thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thuộc hàng thừa kế là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”;
– Trường hợp đăng ký đất đai mà không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì thể hiện: “Người sử dụng đất giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý”;
– Trường hợp người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam và người đó chưa chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi đăng ký đất đai cho người đó thể hiện hạn chế “… (ghi tên và thông tin người được thừa kế) là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (hoặc cá nhân nước ngoài) không được cấp Giấy chứng nhận”;
– Trường hợp thửa đất không có hạn chế thì thể hiện: “-/-“;
b) Phạm vi diện tích đất bị hạn chế quyền sử dụng là toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất thì được thể hiện trong sổ địa chính, trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sơ đồ thửa đất. Trường hợp hạn chế quyền sử dụng trên một phần thửa đất thì thể hiện thêm vị trí, ranh giới phần diện tích đất có hạn chế trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sơ đồ thửa đất.
12. Thông tin về quyền đối với thửa đất liền kề được thể hiện đối với cả thửa đất được hưởng quyền và thửa đất cung cấp quyền như sau:
a) Phần đăng ký của thửa đất được hưởng quyền đối với thửa đất liền kề thể hiện “Được quyền … (ghi nội dung quyền sử dụng) trên thửa đất số … theo … (ghi tên văn bản xác lập quyền) ngày …/…/…”;
b) Phần đăng ký của thửa đất cung cấp quyền phải thể hiện: “Cho người sử dụng thửa đất số … được … (ghi nội dung quyền sử dụng hạn chế) trên thửa đất … (ghi số hiệu thửa đất cung cấp quyền) theo … (ghi tên văn bản xác lập quyền) ngày …/…/…”;
c) Trường hợp có quyền đối với một phần diện tích thửa đất liền kề thì ngoài việc thể hiện nội dung quyền trên sổ địa chính còn phải thể hiện vị trí, diện tích được cung cấp quyền trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sơ đồ thửa đất;
d) Trường hợp thửa đất không có quyền đối với thửa đất liền kề thì thể hiện: “-/-“.

Tài sản gắn liền với đất

1. Thông tin về tên tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
a) Trường hợp tài sản là nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở mà không phải là căn hộ chung cư thì thể hiện:
– Trường hợp nhà ở riêng lẻ thì thể hiện: “Nhà biệt thự” hoặc “Nhà ở liền kề” hoặc “Nhà ở độc lập”; đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo dự án thì thể hiện tên nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
– Trường hợp nhà chung cư, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp (sau đây gọi chung là nhà chung cư) mà chủ đầu tư chưa bán và có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cho cả tòa nhà thì thể hiện tên nhà chung cư theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
b) Trường hợp tài sản là công trình xây dựng không thuộc điểm c khoản này thì thể hiện tên công trình theo dự án đầu tư hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp tài sản là công trình xây dựng có nhiều hạng mục khác nhau thì lần lượt thể hiện tên từng hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng;
c) Trường hợp tài sản là căn hộ chung cư, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ hoặc phần diện tích khác của hạng mục công trình trong nhà chung cư hoặc trong dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở (sau đây gọi chung là căn hộ) thì thể hiện: “… (tên tài sản do chủ sở hữu tài sản xác định hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán phù hợp với quy định của pháp luật) – … (tên của công trình hoặc tên của nhà chung cư)”. Ví dụ: “Căn hộ du lịch số 1306 – Tòa CT1 hoặc Gian thương mại số 02, Sàn tầng 2 – Tòa CT5 “.
2. Thông tin về đặc điểm của tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ thì thể hiện các thông tin gồm:
– Diện tích xây dựng: thể hiện diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà bằng số Ả Rập theo đơn vị m2, được làm tròn số đến một chữ số thập phân;
– Diện tích sử dụng: thể hiện bằng số Ả Rập theo đơn vị m2, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì thể hiện diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì thể hiện tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng;
– Số tầng: thể hiện tổng số tầng của nhà;
– Kết cấu: thể hiện loại vật liệu xây dựng (gạch, bê tông, …), các kết cấu chủ yếu là tường, khung, sàn. Ví dụ: “Tường, khung, sàn bằng bê tông cốt thép;…”;
– Cấp công trình: xác định và thể hiện theo quy định của pháp luật;
b) Đối với nhà chung cư hoặc công trình xây dựng không phải là nhà ở và của một chủ sở hữu mà cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ nhà chung cư hoặc toàn bộ công trình xây dựng thì thể hiện như nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với tài sản là căn hộ thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc được bán cho bên mua thì thể hiện thông tin: diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng, cấp công trình theo hợp đồng mua bán đã ký hoặc bản vẽ hoàn công; thể hiện bằng số Ả Rập theo đơn vị m2, được làm tròn số đến một chữ số thập phân;
d) Đối với công trình xây dựng khác không thuộc các điểm a, b và c khoản này thì thể hiện các thông tin theo từng hạng mục công trình như sau:
– Diện tích xây dựng: thể hiện diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình bằng số Ả Rập theo đơn vị m2, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với công trình ngầm thì thể hiện diện tích mặt bằng xây dựng của công trình;
– Diện tích sử dụng (hoặc công suất) được thể hiện theo quy định như sau:
+ Đối với công trình dạng nhà thì thể hiện bằng số Ả Rập theo đơn vị m2, được làm tròn số đến một chữ số thập phân;
+ Đối với công trình kiến trúc khác thì thể hiện công suất của công trình theo quyết định đầu tư hoặc dự án đầu tư được duyệt hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Ví dụ: “Nhà máy nhiệt điện: 3.000 MW, sân vận động: 20.000 ghế”;
– Số tầng: thể hiện tổng số tầng đối với công trình dạng nhà; trường hợp công trình không phải dạng nhà thì thể hiện bằng dấu “-/-“.
– Kết cấu: thể hiện loại vật liệu xây dựng (gạch, bê tông, …), các kết cấu chủ yếu là tường, khung, sàn. Ví dụ: “Tường, khung, sàn bằng bê tông cốt thép;…”;
– Cấp công trình: xác định và thể hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin về hình thức sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
Thể hiện hình thức “Sở hữu riêng” đối với trường hợp tài sản của một chủ sở hữu; thể hiện hình thức “Sở hữu chung” đối với trường hợp tài sản của từ hai (02) chủ sở hữu trở lên; trường hợp tài sản có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì thể hiện lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích tương ứng với từng hình thức sở hữu đó. Ví dụ: “Sở hữu riêng 250,5m2; sở hữu chung 80,5m2“.
Hạng mục sở hữu chung ngoài căn hộ: thể hiện lần lượt từng hạng mục mà chủ căn hộ được sở hữu chung với các chủ căn hộ khác và diện tích kèm theo từng hạng mục (nếu có) theo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Ví dụ: “Hành lang chung 120m2; phòng họp cộng đồng 100m2; cầu thang máy”.
4. Thông tin về thời hạn sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
a) Trường hợp mua tài sản gắn liền với đất có thời hạn theo quy định của pháp luật thì thể hiện ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Trường hợp sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì thể hiện ngày tháng năm kết thúc thời hạn được thuê, hợp tác kinh doanh hoặc hình thức khác với người sử dụng đất;
c) Các trường hợp khác không xác định thời hạn sở hữu tài sản thì thể hiện: “-/-“.
5. Thông tin về địa chỉ tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
Ghi tên công trình hoặc tên tòa nhà (nếu có); số nhà, căn hộ, ngõ, ngách, tên đường, phố (nếu có), tên điểm dân cư, tên đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh.
6. Thông tin về hạn chế quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện theo giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trong đó có nội dung về hạn chế quyền sở hữu tài sản.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất không có hạn chế quyền thì thể hiện: “-/-“.

Lưu trữ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận

Quy định tại điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2024
1. Hồ sơ lưu trữ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, gồm:
a) Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
b) Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
c) Giấy chứng nhận đã được thu hồi.
Sau khi thu hồi Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đóng dấu “Đã thu hồi” vào Giấy chứng nhận đã cấp để lưu trữ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được lưu trữ, tập hợp thành hồ sơ cho từng thửa đất, từng căn hộ, được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh số liên tục, tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà người sử dụng đất đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất nông nghiệp thì lập một hồ sơ chung cho các thửa đất đó.
Trường hợp đăng ký đất đai chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhận thì lập một hồ sơ chung cho các thửa đất đó.
Trường hợp đăng ký biến động mà tách thửa đất để tạo thành các thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ cho từng thửa đất mới tách.
Trường hợp đăng ký biến động mà hợp thửa đất thì lập hồ sơ cho thửa đất mới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ của các thửa đất trước khi hợp thửa.
3. Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
Trường hợp địa phương chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được số hóa và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Mã hồ sơ thủ tục đăng ký biến động để tra cứu hồ sơ đăng ký biến động, thể hiện bằng 03 bộ mã số đặt liên tiếp nhau có dấu “chấm” ngăn cách dưới dạng (ST.MB.TB), trong đó:
a) ST là số thứ tự của hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
b) MB là mã của loại hình biến động được thể hiện bằng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
c) TB là số thứ tự đăng ký biến động của mỗi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được thể hiện bằng 03 chữ số, bắt đầu từ số 001.

Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại điều 29 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm một (01) tờ có hai (02) trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có kích thước 210 mm x 297 mm, có Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”, số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 08 chữ số, dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận (được gọi là phôi Giấy chứng nhận).
2. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện các nội dung sau:
a) Trang 1 gồm: Quốc huy, Quốc hiệu; dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ; mã QR; mã Giấy chứng nhận; mục “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”; mục “2. Thông tin thửa đất:”; mục “3. Thông tin tài sản gắn liền với đất:”; địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận; số phát hành Giấy chứng nhận (số seri); dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”;
b) Trang 2 gồm: mục “4. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất:”; mục “5. Ghi chú:”; mục “6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận:”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận;
c) Nội dung và hình thức thể hiện thông tin cụ thể trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Mẫu số 04/ĐK-GCN của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Mẫu Giáy chứng nhận QSDĐ QSHTS GLVĐ

Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT
1. Đối với cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì thể hiện các thông tin: “Ông” hoặc “Bà”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân.
Cá nhân nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thể hiện các thông tin: “Ông” hoặc “Bà”, họ và tên, quốc tịch, tên và số giấy tờ nhân thân.
2. Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):… (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”.
Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.
3. Đối với tổ chức thì thể hiện tên của tổ chức theo quy định tại điểm c khoản 2 của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT và thông tin giấy tờ pháp nhân của tổ chức theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 3 của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
4. Đối với cộng đồng dân cư thì thể hiện tên gọi của cộng đồng dân cư.
5. Trường hợp nhóm người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất mà Giấy chứng nhận được cấp cho từng thành viên của nhóm thì trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) với người khác”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp nhóm người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện thì trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, dòng tiếp theo ghi “là đại diện cho những người cùng sử dụng đất” hoặc “là đại diện cho những người cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất” hoặc “là đại diện cho những người cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
6. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đang sử dụng đất thì ghi đầy đủ thông tin của các thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Trường hợp không ghi được hết thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì ghi thông tin một hoặc một số thành viên có chung quyền sử dụng đất. Tiếp theo ghi “và các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất của hộ được thể hiện tại mã QR”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất.
Trường hợp các thành viên có thoả thuận ghi tên đại diện trên Giấy chứng nhận thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, tiếp theo ghi “là đại diện cho các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất.
7. Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà không có quyền sử dụng đất thì thể hiện thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
8. Trường hợp có nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa phân chia thừa kế cho từng người được thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và Giấy chứng nhận được cấp cho từng người được thừa kế thì trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) với người được thừa kế khác”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người được thừa kế.
Trường hợp những người được thừa kế mà cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện thì trên Giấy chứng nhận ghi thông tin người đại diện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 33 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, dòng tiếp theo ghi “là đại diện cho những người được thừa kế”. Tại mã QR của Giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ thông tin của những người được thừa kế.

Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận

Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng được quy định tại điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT

1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện như sau:
a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
– Thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích, hình thể thửa đất, tọa độ đỉnh thửa, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa giáp ranh hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất có phần diện tích đất sử dụng riêng của một người và phần diện tích đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần diện tích đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư hoặc công trình xây dựng không phải là nhà ở mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ sở hữu là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất gồm:
– Giấy chứng nhận cấp cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
– Giấy chứng nhận cấp cho công ty nông, lâm nghiệp, trừ trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở của công ty;
– Giấy chứng nhận cấp cho toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án bất động sản;
– Đối tượng địa lý hình tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.
2. Sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng:
a) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như sau:
– Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, công trình xây dựng trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
– Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
– Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
b) Các trường hợp không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng:
– Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;
– Thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có từ 03 tài sản trở lên thì không thể hiện sơ đồ tài sản trên Giấy chứng nhận mà thể hiện tại mã QR của Giấy chứng nhận, trừ trường hợp các tài sản trên thửa đất của cá nhân hoặc của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
3. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất thể hiện trên Giấy chứng nhận được căn cứ vào kích thước thửa đất, tài sản gắn liền với đất và có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp.
Hình thức, nội dung của sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *