Kiến thức

Các nguồn tài liệu để đo đạc thành lập bản đồ

0

Dịch vụ đo đạc địa chính, đo đạc địa hình

Bố cục bản đồ là gì

Bố cục bản đồ là bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên bản đồ, xác định khung của nó, sắp xếp những yếu tố trình bày ngoài khung và những tài liệu bổ sung.

Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, trung bình và những bản đồ cũng có hệ chia mảnh theo kinh vĩ tuyến như chúng, bao giờ cũng định hướng kinh tuyến giữa theo hướng Bắc Nam. Trong khung của bản đồ chỉ gồm khu vực được vẽ. Biểu thị khu vực trên đó phải liên tục và không lặp lại trên các mảnh xung quanh. Bố trí tên bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ, tỷ lệ, các tài liệu tra cứu và giải thích,… dựa theo mẫu quy định. Đó là mẫu tiêu chuẩn của bản đồ xuất bản. Tính tiêu chuẩn của cách bố cục bản đồ phù hợp với điều kiện thành lập và đáp ứng được yêu cầu sử dụng các mảnh của bản đồ nhiều mảnh.

Bố cục của bản đồ khác cũng rất đa dạng và được xác định bởi nhiều điều kiện. Trước hết phải tính rằng, phần chính của lãnh thổ cần thành lập bản đồ sẽ đặt bên trong khung bản đồ, các phần lãnh thổ khác sẽ nằm trên phần còn lại của bản đồ cho đến tận khung.

Nhiệm vụ chủ yếu là đặt sao cho phần chính của lãnh thổ nằm ở trung tâm, ở vị trí tốt nhất trong phạm vi khung bản đồ, còn các phần khác chỉ thể hiện bộ phận nào cần thiết để phản ánh đặc trưng địa lý của phần chính lãnh thổ.

Nếu các phần lãnh thổ phụ đó quá lớn thì có thể đặt trên đó chú thích bản đồ các tài liệu tra cứu, đồ thị, bản đồ phụ và các tài liệu khác của nội dung bản đồ. Tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cũng có thể đặt ở bên trong khung. Khi đó ở phần ngoài khung chỉ đặt những số liệu, những ghi chú phụ. Cũng có phương án đặt một số các yếu tố đã kể trên ở bên trong khung bản đồ, số còn lại đặt trên vùng trống của bản đồ.

Trình bày bố cục bản đồ như thế nào

Chọn cách bố cục và cách trình bày ngoài khung cần cố gắng đạt được sự thể hiện rõ ràng và sinh động nhất cho nội dung chính của bản đồ, đạt được sự thuận lợi cho sử dụng và tiết kiệm nhất diện tích bản đồ. Bố cục bản đồ phụ thuộc nhiều vào tính chất và dạng của lưới chiếu được sử dụng xây dựng bản đồ đó.

 Các nguồn tài liệu để thành lập bản đồ

Các yêu cầu đối với các tư liệu cho thành lập bản đồ

Sự thành công của mọi bản đồ là tính đầy đủ, độ chính xác, tính hiện đại, độ tin cậy của nội dung bản đồ. Tất cả các tính chất, đặc điểm trên phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và sự thu nhập các tư liệu cho thành lập bản đồ.

Có nhiều khi có tư liệu tốt nhưng kết quả cũng chưa đạt, nhưng nếu không có hoặc tư liệu bản đồ ít thì không thể có kết quả tốt. Do đó, thu thập và phân tích, đánh giá, lựa chọn tư liệu bản đồ là phần công việc rất khó khăn, phức tạp trong quá trình thiết kế và thành lập bản đồ.

Từ thực tế nghiên cứu ta thấy cần có 1 số yêu cầu chính với tư liệu bản đồ như sau:

 – Các tư liệu bản đồ phải có tính thời sự, hiện đại. Yêu cầu này đảm bảo cho bản đồ có hiện đại, độ tin cậy.

Tư liệu đo đạc bản đồ phải đầy đủ

– Yêu cầu về tính đầy đủ của tư liệu. Đây là điều kiện cần và đủ cho việc thiết kế, thành lập bản đồ có độ chi tiết và độ chính xác cần thiết.

– Yêu cầu thuận tiện cho sử dụng các tư liệu bản đồ. Yêu cầu này có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng và hiệu quả thành lập bản đồ. Yêu cầu này có liên quan đến:

+ Tỷ lệ của tư liệu và bản đồ cần lập.

+ Sự đơn giản hay phức tạp khi chuyển các nội dung tư liệu lên bản đồ cần lập.

+ Mức độ cần thiết phải xử lý các tư liệu nhiều hay ít để xác định được các đặc trưng các chỉ số cần thiết,…

Tóm lại, trong quá trình thu thập tư liệu bản đồ cần chỉ dẫn rõ ràng các vấn đề sau:

 – Ngày tháng, thời hạn mà nội dung bản đồ thể hiện.

– Tất cả các yếu tố nội dung cần có tính đầy đủ, độ chính xác và các đặc trưng, chỉ số của chúng.

 – Các dạng khác nhau của các tư liệu bản đồ, các xử lý sử dụng chúng cho dễ dàng, hợp lý.

Trình bày, phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ

 Trình bày các tư liệu bản đồ nhằm đạt 2 mục đích:

 – Cho ta biết ý nghĩa, độ tin cậy của các tư liệu cho việc thành lập bản đồ.

– Đưa ra kết quả thu thập tư liệu ở dạng trực quan (sơ đồ, đồ thị)

Để đạt được mục đích trên khi trình bày các tư liệu cần có:

 – Sự kiểm tra, đánh giá các bản copy, sự đúng đắn chính xác của các bản copy thu nhận được bằng các phương pháp khác nhau. Mỗi tư liệu đều được trình bày bằng các chữ ký xác nhận tương ứng với các bản gốc tư liệu.

– Đối với mỗi tư liệu phải có giới thiệu, thuận tiện cho phân tích và đánh giá nó (đối với bản đồ địa lý chung là lý lịch bản đồ, biên bản nghiệm thu, đánh giá các thử nghiệm, trích mảnh).

– Chỉ dẫn cẩn thận tất cả các tư liệu trên sơ đồ sử dụng tư liệu. Trên đó chỉ rõ, đối với bản đồ là khung bản đồ, tỷ lệ, thời gian hoàn thành; đối với các tư liệu khác là dạng tư liệu, sự cần thiết của chúng phục vụ cho mục đích gì,… sự đảm bảo đầy đủ của các tư liệu cho vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện.

 Phân tích và đánh giá các tư liệu có thể bằng các phương pháp khác nhau.

Nhiệm vụ của công việc chuẩn bị tư liệu bản đồ

Chuẩn bị tư liệu bản đồ là xử lý các tư liệu khác nhau để phục vụ cho các công việc thành lập bản đồ.

Công việc chuẩn bị tư liệu bản đồ có thể là các công việc sau:

– Tính chuyển toạ độ từ bản đồ tư liệu sang toạ độ trên phép chiếu của bản đồ cần lập, tính chuyển elíp.

– Xác định khả năng sử dụng và mức độ sử dụng các tư liệu bản đồ.

– Thực hiện các công việc chuẩn bị kỹ thuật với các tư liệu bản đồ.

Tuỳ thuộc vào nguồn tư liệu bản đồ (số lượng, chất lượng), vào bản đồ cụ thể cần thành lập mà người ta có thể thực hiện công việc xử lý tư liệu nhiều hoặc ít.

  Chuẩn bị kỹ thuật với các tư liệu bản đồ nhằm đảm bảo khả năng và sự tiện lợi khi sử dụng chúng trong công nghệ thành lập bản đồ, đảm bảo độ chính xác hình học cần thiết cho bản đồ.

Thí dụ 1: Khi chụp ảnh lại bản đồ tư liệu cần đảm bảo độ chính xác về kích thước bản đồ theo lý thuyết thì chuẩn bị tư liệu bản đồ gồm các bước sau:

+ Kiểm tra kích thước của tư liệu đem chụp, can chắp tư liệu trong trường hợp cần thiết (theo lưới toạ độ).

+ Tăng mức độ chi tiết của các yếu tố trên tư liệu bản đồ mà trong quá trình chụp ảnh chúng có thể bị mờ hoặc bị mất (Thí dụ: Các yếu tố nét màu xanh da trời). Bằng cách dùng mực đen hoặc màu có tác dụng tốt với phim ảnh để tô lên các nét có màu ít tác dụng lên phim ảnh.

Thí dụ 2: Khi thành lập bản đồ bằng công nghệ số trên máy tính điện tử đôi khi chất lượng bản đồ tư liệu chất lượng kém (nét, hình ảnh mờ, màu sắc phai màu) thì người  ta phải sơ bộ phục chế, vẽ lại trên bản đồ tư liệu các yếu tố nét nội dung bản đồ sau đó mới tiến hành số hoá, mã hoá tư liệu bản đồ. Trong nhiều trường hợp bản đồ tư liệu có nội dung phức tạp chi tiết mà nội dung bản đồ cần thành lập không cần thì trong khâu chuẩn bị kỹ thuật tư liệu bản đồ người ta có thể can lại các yếu tố nội dung cần thiết cho bản đồ cần lập, đồng thời trong quá trình này người ta thực hiện sơ bộ luôn quá trình tổng quát hoá nội dung bản đồ. Sau đó mới tiến hành số hoá mà bản can nội dung bản đồ cần lập (thường thực hiện khi bản đồ tư liệu là bản đồ địa hình còn bản đồ cần lập là bản đồ chuyên đề, chuyên môn).

Bản đồ tư liệu và bản đồ cần lập trong nhiều trường hợp không đồng nhất về phép chiếu, về hệ định vị toạ độ trái đất, do đó công việc của chuẩn bị tư liệu bản đồ là tính chuyển toạ độ từ bản đồ tư liệu sang toạ độ bản đồ cần lập. Đó là việc xác định các số gia toạ độ địa lý được tính theo công thức sau:

 

Xử lý các tư liệu bản đồ để chuyển thông tin lên bản chú giải của bản đồ cần lập:

Trong đa số các trường hợp ta có thể nhận thấy nhiệm vụ của công việc này là chuyển đổi bảng chú giải của bản đồ tư liệu thành bảng chú giải cho bản đồ cần lập. Đó có thể là các công việc sau:

– Chuyển đơn vị đo đặc trưng cho hiện tượng bản đồ. Thí dụ: Từ đơn vị đo chiều dài, khối lượng ở Anh, Mỹ đổi sang mét, milimét, kilogam, đơn vị đo áp suất milibar – milimet thuỷ ngân,…

– Thay đổi thang giá trị số lượng.

– Thay đổi thang và các chỉ số số lượng, chất lượng sang chỉ số khác.

– Thay đổi cách phân loại đối tượng, hiện tượng bản đồ.

Sự thay đổi này đôi khi liên quan đến phương pháp thể hiện bản đồ.

Phụ thuộc vào đặc điểm của bản đồ tư liệu và bản đồ cần lập mà công việc này có thể nhiều hoặc ít.

Dịch vụ đo đạc thành lập bản đồ

Trên đây là quy trình thành lập bản đồ và các phương pháp lập bản đồ. Nhưng để thành lập được bản đồ thì công việc quan trọng nhất là đo đạc lập bản đồ.

Đo đạc lập bản đồ địa hình

Đo đạc lập bản đồ địa hình giúp các cơ quan đơn vị hoặc cá nhân sử dụng đất hoặc đơn vị thi cong biết được địa hình khu vực đo đạc.

Các yếu tố địa hình như điểm độ cao, đường bình độ cái, đường bình độ cơ bản được thể hiện đầy đủ theo tỷ lệ nhất định

Các yếu tố địa vật như đường sá, cầu cống, hố ga, cột điện, đường dây thông tin liên lạc.v.v. được thể hiện đầy đủ theo tỷ lệ bản đồ được đo đạc thành lập nên.

Các yếu tố kinh tế xã hội cũng được thể hiện đầy đủ

Dịch vụ đo đạc lập bản đồ

Đo đạc lập bản đồ

Dịch vụ đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí trích đo

Bản đồ hiện trạng vị trí được đo đạc và thành lập theo từng thửa đất, lô đất. Bản đồ hiện trạng vị trí hoặc bản vẽ hiện trạng vị trí giúp người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai có đầy đủ thông tin về thửa đất được đo vẽ.

Các yếu tố được thể hiện trên bản đồ hiện trạng vị trí bao gồm: ranh đất, ranh giới thửa đất, loại ranh, góc ranh, loại đất, nguồn gốc đất, nhà cửa, sơ đồ nhà.

Vị trí thửa đất được thể hiện trên bản đồ hiện trạng vị trí rõ ràng và chính xác. Các góc ranh đều có tọa độ và bảng liệt kê tọa độ góc ranh. Hình dạng và kích thước thửa đất được thể hiện chính xác.

Bản đồ hiện trạng vị trí

Bản đồ hiện trạng vị trí


Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ đo đạc Quận 2

Dịch vụ đo đạc Quận 9

Dịch vụ đo đạc quận Thủ Đức

Dịch vụ đo đạc Quận 12

Dịch vụ đo đạc Quận 7

Dịch vụ đo đạc Nhà Bè

Dịch vụ đo đạc Hóc Môn

Dịch vụ đo đạc Củ Chi

Dịch vụ đo đạc Bình Chánh

Điện thoại: 0924 063 888 – Mail: huuphuc@dodacbando.com

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *