Tin tức

Những quy định chung về đăng ký đất đai

0
Đo đạc hiện trạng công trình
Đo đạc hiện trạng công trình
Những quy định chung về đăng ký đất đai (Người chịu trác nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất; Thẩm quyền cấp GCN, nguyên tắc cấp GCN)?

 Người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất

– Người chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký đất đai là người có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật (chính là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất được giao để quản lý).
– Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất (Điều 7 Luật Đất đai 2013):
+ Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
+ Chủ tich UBNN xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang nghĩa địa và công trình công cộng của địa phương.
+ Người đại diện của cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
+ Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
+ Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
+ Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
– Người chịu trách nhiêm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý (Điều 8 Luật Đất đai 2013):
Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức được giao để quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập: quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các song và đất có mặt nước chuyên dùng;
+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở tại địa phương.
 Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cưa quản lý.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
– Theo Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định:
 UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
 Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền hoặc cấp đổi, cấp đổi thì do cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Theo điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận;
b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
 Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận

Theo Điều 98 Luật Đất đai 2013
– Giấy chứng nhận được cấp theo từng thửa đất.
– Người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
– Thửa đất có nhiều người sử dụng, nhiều người sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền xuống đất. Trường hợp có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Giấy chứng nhận được cấp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận giấy chứng nhận ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Cấp Giấy chứng nhận chung cho cả vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận ghi tên một người (hoặc Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên một người thì được cấp đổi ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu).
– Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế và người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
– Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc lại nhiều hơn thì phần diện tích này được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 99 của Luật đất đai.

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *