Dịch vụ

Dịch đo đạc cắm ranh thửa đất tại thành phố Hồ Chí Minh

0

Tại sao phải đo đạc định vị cắm ranh và xác định ranh giới thửa đất

  • Mốc ranh, cọc ranh là vị trí giáp ranh giữa các thửa đất, giữa các lô đất. Có cọc ranh, mốc ranh giúp chủ sử dụng đất nhận biết chính xác thửa đất, lô đất của mình có ranh giới chỗ nào, tiếp giáp với ai. Muốn xác định được ranh giới khu đất trên thực địa chúng ta phải đo đạc định vị mốc ranh hay còn gọi là cắm ranh.
  • Muốn xác định ranh mốc chính xác, đúng tọa độ thì chúng ta cần thuê đơn vị đo đạc uy tín và chuyên nghiệp đến đo đạc và xác định ranh.
  • Trước khi yêu cầu đơn vị đo đạc đến định vị ranh người sử dụng đất, chủ sử dụng đất cần cung cấp những loại giấy tờ chứng minh lô đất, thửa đất cần cắm ranh thuộc quyền sử dụng của mình như: bản sao bản vẽ hiện trạng vị trí để cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các công trình gắn liền với đất, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những gấy tờ cung cấp cho cán hoặc nhân viên đo đạc phả rõ ràng số tờ, số thửa, tên địa phương có thửa đất đó, đặc quan trọng là trên các giấy tờ đó phải có bảng tọa độ VN2000 kèm theo.
  • Trường hợp trên Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc bản vẽ hiện trạng cấp giấy không có tọa độ thì chủ sử dụng yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương trích lục tọa độ ranh giới khu đất, ranh giới lô đất, thửa đất. Nếu hồ sơ trích lục không có tọa độ ranh khu đất thì chủ nhà yêu cầu đơn vị đo đạc đo vẽ lập bản đồ hiện trạng vị trí áp ranh.

Cọc ranh phân lô dự án đất ở TP Hồ Chí Minh

Sau khi được cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý lên quan đến thửa đất, lô đất cần đo đạc cắm mốc, cần định vị giới thửa đất thì đơn vị đo đạc sẽ đến đo đạc cắm ranh.

Quy trình cắm ranh giới thửa đất

Trước khi ra thực địa để cắm ranh định vị mốc gới thửa đất đơn vị đo đạc cần thu thập tài liệu và pháp lý của khu đất cần cắm ranh, cần cắm mốc. Các tài bao gồm bản đồ số khu vực đo đạc, các bản đồ cũ như bản đồ 02/CT-UB, bản đồ 299/TTg…tìm hiểu tại khu đo có còn các mốc khống chế tọa độ Nhà Nước, các mốc địa chính trong khu vực còn tồn tại hay không, mật độ và độ chính xác của mốc như thế nào có sử dụng tốt hay không. Tiếp đến những cán bộ kỹ sư đo đạc chuẩn bị máy móc phù hợp vớ công việc đo đạc cắm ranh, định vị mốc ranh thửa đất, định vị cọc ranh thửa đất.

Cơ sở pháp lý cho việc cắm ranh thửa đất cán bộ đo đạc cần thu thập

Dịch vụ đo đạc cắm mốc ranh giới thửa đất

Theo điều 20 thông tư 24/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường

  1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.
  2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa

hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dang số.

  1. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  2. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:
  3. a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chinh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để sử dụng;
  4. b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dấn cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biển tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;
  5. c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Điều 11 thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

 Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây: a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó; b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có; c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.

Sau khi có đầy đủ cơ sở pháp lý, cán bộ đo đạc tiến hành đo đạc hiện trạng vị trí thửa đất tại thực địa trước sự chứng kiến của chủ sử dụng đất, những hộ giáp ranh tứ cận. Ranh giới khu đo được chủ sử dụng hướng dẫn. Sau khi đo vẽ hiện trạng hoàn thành tại thực địa, cán bộ đo đạc tiến hành xử lý số liệu đo vẽ, gắn hiện trạng vị trí lên Bản đồ địa chính (Bản đồ số), gắn vị trí bản đồ cũ lên bản đồ số. Xử lý dữ liệu đo đạc xong tiến hành kiểm tra lạ dữ liệu và bản đồ trước khi đưa bộ phận kiểm tra nội nghiệp kiểm tra. Khi bản vẽ đạt yêu cầu về độ chính xác về mặt vị trí, hình thể, kích thước, diện tích thì có thể sử dụng cho việc cắm ranh.

Lưu ý trong quá trình đo vẽ hiện trạng người cán bộ đo đạc phải lưu mốc ở thực địa để thuận tiện khi định vị cắm ranh ở thực địa.

Sau khi đo đạc cắm ranh mốc giới khu đất cán bộ đo đạc cùng chủ sử dụng tiến hành kiểm tra vị trí mốc ranh, khoảng cách giữa các mốc đảm bảo độ chính xác theo quy định.

Biên bản bàn giao mốc ở thực địa

Hai bên ký biên bản bàn giao mốc ở thực địa, bên đo đạc tiến hành giao mốc, bên chủ sử dụng tiến hành nhận mốc đã được cắm ở thực địa.

Đo vẽ hoàn công mốc ranh giới thửa đất

Sau khi cắm mốc ranh, chôn xong mốc tại thực địa, đo đạc kiểm tra và chỉnh sửa mốc thẳng đứng và đúng vị trí tọa độ cán bộ đo đạc tiến hành đo đạc hoàn công cọc ranh và hiện trạng tại khu vực cắm mốc đảm bảo độ chính xác và có căn cứ kiểm tra sau này.

Khi có nhu cầu cắm mốc ranh giới thửa đất, phân lô tách thửa vui lòng gọi: 0924 063 888 (Mr Phúc)

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *