– Các bản đồ địa lý chung là các bản đồ địa lý biểu thị toàn bộ các yếu tố cơ bản của lãnh thổ (Thuỷ văn, dáng đất, điểm dân cư, đường xá giao thông, lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng, đường ranh giới, một số các đối tượng kinh tế công nông nghiệp, văn hoá xã hội). Mức độ tỉ mỉ của sự biểu thị nội dung thì phụ thuộc vào tỷ lệ và mục đích bản đồ.
Các bản đồ địa hình nằm trong nhóm bản đồ địa lý chung (tỷ lệ lớn).– Các bản đồ chuyên đề là các bản đồ mà nội dung chính của nó được quy định bởi đề tài cụ thể cần phản ánh.
Trên các bản đồ địa lý chung không có sự phân biệt các yếu tố nội dung chính và phụ, nhưng trên bản đồ chuyên đề thì có sự phân biệt đó.
Các yếu tố nội dung chính được biểu thị chi tiết tỉ mỉ hơn, các yếu tố nội dung phụ thứ yếu sẽ được biểu thị sơ lược.
Nội dung trên bản đồ chuyên đề có thể là những yếu tố của nội dung bản đồ địa lý chung nhưng cũng có thể là các nội dung chuyên đề về tự nhiên hay kinh tế xã hội mà trên bản đồ địa lý chung không thể hiện (địa chất, mật độ dân số, sản lượng cây trồng, tổng thu nhập kinh tế quốc dân,…)
Nội dung bài viết
Phân loại bản đồ theo hình thức thể hiện và lưu trữ bản đồ
Hiện nay bản đồ trên thế giới và ở nước ta đang được thể hiện dưới 2 hình thức:
Bản đồ được đo vẽ theo công nghệ truyền thống
Theo cổ truyền: Đó là các bản đồ được vẽ và in trên giấy, vải, vật liệu ảnh (phim, microfilm, giấy ảnh). Các bản đồ này thường được sản xuất theo công nghệ truyền thống.
Bản đồ được đo vẽ theo công nghệ đo đạc hiện đại
Theo công nghệ hiện đại: Đó là các bản đồ số. Các bản đồ này có thể được ghi trong máy tính điện tử, ghi lên các băng, đĩa từ hay hiển thị lên màn hình của máy tính, hoặc in vẽ ra trên các vật liệu: giấy, điamats, vật liệu ảnh,… bằng các máy in vẽ chuyên dụng (Ploter).
Trong mỗi cách phân loại vừa kể trên, tuỳ thuộc vào nhóm các bản đồ cụ thể người ta còn có cách phân loại chi tiết.
Bản đồ được đo vẽ theo tỷ lệ bản đồ
Theo tỷ lệ bản đồ: Các bản đồ địa lý chia thành tỷ lệ lớn, trung bình và nhỏ. Thực ra thì ranh giới này không rõ ràng và cố định (tùy thuộc với mỗi quốc gia, mỗi loại bản đồ).
Thí dụ với bản đồ địa lý chung:
+ Các bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ (< 1:1.000.000) gọi là bản đồ địa lý chung khái quát.
+ Các bản đồ địa lý chung tỷ lệ trung bình (1:200.000 – 1:1.000.0000 được gọi là các bản đồ địa hình khái quát.
+ Các bản đồ địa lý chung tỷ lệ lớn (1:100.000) được gọi là các bản đồ địa hình.
Bản đồ được đo vẽ theo mục đích sử dụng
– Theo mục đích sử dụng: Cho đến nay các bản đồ chưa được phân loại theo cách này một cách chặt chẽ bởi vì các bản đồ thường được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau.
Tuy nhiên ta có thể chia bản đồ thành 2 nhóm chính:
+ Bản đồ phổ thông: Được sử dụng cho nhiều đối tượng với các mục đích khác nhau.
+ Bản đồ chuyên môn: Dùng cho một số đối tượng nhất định về một số lĩnh vực chuyên môn nào đó. Nó thuộc loại bản đồ tra cứu hoặc bản đồ giáo khoa.
Bản đồ được đo vẽ theo lãnh thổ
Theo lãnh thổ: Các bản đồ được phân ra thành bản đồ thế giới, bản đồ quốc gia, bản đồ tỉnh và bản đồ huyện xã.
Bản đồ được đo đạc phân loại bản đồ theo tỷ lệ và lãnh thổ
Phân loại bản đồ theo tỷ lệ
Là việc xác định ảnh hưởng của tỷ lệ đến nội dung và đặc điểm sử dụng bản đồ.
Việc phân loại theo tỷ lệ bản đồ tuỳ thuộc vào diện tích lãnh thổ và quy định của mỗi quốc gia mà người ta chia ra thành các nhóm chính:
– Bản đồ tỷ lệ lớn.
– Bản đồ tỷ lệ trung bình.
– Bản đồ tỷ lệ nhỏ (bản đồ khái quát).
Những bản đồ được chia nhóm theo tỷ lệ chúng có những đặc điểm riêng:
– Những bản đồ tờ rời ở tỷ lệ nhỏ thường thể hiện diện tích lớn (quốc gia, vùng rộng lớn); ở tỷ lệ trung bình cho các nước nhỏ; còn tỷ lệ lớn dùng cho các vùng, tỉnh, huyện,… có diện tích nhỏ.
– Các bản đồ tỷ lệ trung bình hoặc lớn thường được xây dựng trên các phép chiếu ít thay đổi để thuận tiện cho các công việc đo đạc và sử dụng bản đồ. Trên các bản đồ tỷ lệ lớn hầu như không sử dụng ký hiệu phi tỷ lệ với các đối tượng diện tích.
– Trên các bản đồ khái quát, tỷ lệ nhỏ, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, hình dạng, vị trí lãnh thổ người ta sử dụng các phép chiếu bản đồ khác nhau.
Phân loại bản đồ theo lãnh thổ
Là phân loại chúng theo không gian, diện tích bản đồ thể hiện. Tương ứng với nguyên tắc phân loại chung, phân loại bản đồ theo lãnh thổ được tiến hành từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết. Do đó, nó có thể chia như sau:
– Bản đồ thế giới.
– Bản đồ các bán cầu.
– Bản đồ các châu lục và đại dương.
– Bản đồ các quốc gia, các vùng địa lý.
– Bản đồ thể hiện theo phân chia hành chính ở mỗi quốc gia (khu tự trị, vùng, tỉnh, huyện, xã,…).
Việc phân loại bản đồ theo lãnh thổ còn được tiến hành đáp ứng các công việc nghiên cứu khoa học, thực tế.
Phân loại bản đồ theo nội dung
Theo nội dung, các bản đồ được phân ra:
– Bản đồ địa lý chung.
– Bản đồ chuyên đề.
Để có một sản phẩm đo đạc bản đồ chính xác thì cần có Công ty đo đạc uy tín. Tùy theo nhu cầu của bạn, mục đích sử dụng bản đồ của bạn, Công ty đo đạc sẽ tiến hành đo vẽ và lập bản đồ theo yêu cầu bạn đưa ra.
Xem thêm: Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
Bình luận