Nội dung bài viết
Khái niệm bản đồ địa chính
Là bản đồ phục vụ quản lý nhà nước về đất đai, thể hiện:
Trọn các thửa đất và đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất. Bản đồ địa chính được các cơ quan đo đạc và công ty dịch vụ đo đạc đo vẽ thành lập.
Các đối tượng của bản đồ địa chính
Các đối tượng địa lý
Các yếu tố quy hoạch đã phê duyệt
Lập theo đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan lập, UBND cấp xã, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
“Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận”.
“Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”.
Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước”.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND phường, xã, thị trấn”.
Mảnh trích đo địa chính là gì
Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất.
Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng;
Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp;
Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của từng loại đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã;
Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, quy hoạch và thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm;
Làm cơ sở để thanh tra về sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ địa chính là gì
Hồ sơ địa chính là tài liệu cần thiết được lập ra nhằm thể hiện đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý
Bản đồ địa chính và sổ địa chính giấy chứng QSD
Bản đồ địa chính hoặc các tài liệu đo đạc vị trị…
Sổ địa chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở
Các tài liệu phụ trợ kỹ thuật của hồ sơ địa chính
Các tài liệu gốc và đo đạc
Sổ mục kê đât
Bảng biểu thống kê diện tích đất
Bản đồ hiện trạng
Bản đồ quy hoạch
Tài liệu về đánh giá phân loại đất định giá đất
Sổ theo dõi biến động đất đai
Văn bản pháp lý về bản đồ địa chính
Là các tài liệu về thủ tục hành chính và các văn bản pháp quy làm căn cứ pháp lý
Hồ sơ chủ sử dụng đât
Các tài liệu thẩm tra, xét duyệt xã phường
Các quyết định của cơ quan nhà nước
Các tài liệu kiểm tra kỹ thuật
Các văn bản chính sách đất đai
Hồ sơ địa giới hành chính
Các tài liệu thanh tra, giải quyết tranh chấp
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trong việc đo vẽ bản đồ địa chính
Bản đồ VN sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc theo từng múi với các hình thức khác nhau trong từng thời kỳ:
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trên bản đồ địa chính trước 1975
Miền Bắc : lưới chiếu Gauss- Kruger- ellipsoid Kraxovxki
Miền Nam: UTM – ellipsoid Everrest
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trên bản đồ địa chính 1975 đến 2000
Cả nước dùng thống nhất lưới chiếu Gauss- Kruger- ellipsoid Kraxovxki (HN-72)
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ trên bản đồ địa chính từ 2000 đến nay
VN-2000: UTM – Elllipsoid WGS-84
Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Phép chiếu UTM
Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc (phép chiếu UTM) với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kinh tuyến trục các tỉnh theo hệ tọa độ VN 2000
Lưới chiếu trong đo dạc bản đồ địa chính
Cơ sở khống chế tọa độ, độ cao của bản đồ địa chính bao gồm: lưới tọa độ và độ cao nhà nước, lưới tọa độ địa chính, lưới khống chế đo vẽ và các điểm khống chế ảnh.
Phép chiếu Gauss do nhà toán học trắc địa Gauss đề xuất. Gauss là nhà khoa học đo đạc thiên tài của thế giới.
So sánh phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM
Hệ tọa độ vuông góc
Trục y’y trùng với xích đạo
X’X song song với kinh tuyến giữa của múi chiếu và cách kinh tuyến giữa 500km về bên trái
Trên toàn lãnh thổ VN mọi điểm đều có gá trị toạ độ mặt phẳng (X,Y) dương.
Ví dụ: điểm A có toạ độ x = 826km (cách xích đạo 826 km)
y= 678km (A năm cách kinh tuyến giữa một khoảng 178km về bên phải )
Bình luận