Hướng dẫn

Các quy định chung về phương pháp đo đạc trực tiếp

0

1. Phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình được áp dụng đối với các khu vực có diện tích nhỏ, được yêu cầu đo vẽ với độ chính xác cao. Kết quả đo đạc ghi nhận dưới dạng số hoặc trên giấy phù hợp với việc lập bản đồ địa hình dạng số và xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.

  1. Phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình sử dụng thiết bị đo đạc chuyên dụng tiếp cận trực tiếp điểm đo để thu nhận các thông số cần thiết để xác định tọa độ, độ cao điểm cần đo từ tọa độ, độ cao các điểm lưới khống chế.
  2. Trước khi đo vẽ phải khảo sát thực địa, thu thập tư liệu và lập dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán, đề cương kỹ thuật, luận chứng kinh tế kỹ thuật (sau đây gọi chung là thiết kế kỹ thuật). Thiết kế kỹ thuật được lập cho toàn bộ công tác trắc địa trên khu đo hoặc cho từng công đoạn, nhưng phải bao gồm từng hạng mục công việc và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công.
  3. Máy đo và thiết bị sử dụng phải được kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh theo các quy định tại Chương VI của Thông tư Số: 68/2015/TT-BTNMT.
  4. Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành thường xuyên, chặt chẽ và kịp thời từ khi thi công đến khi kết thúc công trình.

    Xem thêm:
    – Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
    – Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
    – Phần mềm bóc khối lượng
    – Phần mềm bình sai lưới trắc địa
    – Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
    – Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *