Kiến thức

Cách sử dụng bản đồ địa hình

0

Cách chia mảnh và đánh số tờ bản đồ địa hình

Để thuận tiện cho sử dụng và bảo quản bản đồ, người ta quy định cách phân mảng và đánh số các tờ bản đồ. Hệ thống phân mảnh được thực hiện như sau:

Xây dựng tấm bản đồ cơ sở tỷ lệ 1/1000 000

Từ kinh tuyến 180o  về phía đông, theo kinh tuyến cứ cách 6o là 1 cột, đánh số thứ tự cột từ 1-60. Từ xích đạo về hai cực, theo vĩ tuyến cứ cách 4o là 1 hàng, đánh số các hàng bởi: A, B, C ….Mỗi ô hình thang cong kích thước 6o x 4o là mảnh bản đồ cơ sở 1/1000 000. Tên của tờ bản đồ cơ sở là tên hàng theo sau đó là tên cột. Việt Nam thuộc các tờ F-48 (C,D,E,F )

Chia mảnh các tờ bản đồ có tỷ lệ khác

Cách chia mảnh bản độ tỷ lệ: 1/500 000, 1/200 000, 1/100 000

– Tờ cơ sở tỷ lệ 1/1000 000 ( F-48) được chia thành 4 tờ bản đồ 1/ 500.000 ( F-48-D) với tên riêng ( A,B,C,D ); 36 tờ bản đồ 1/ 200.000 ( F-48- XI) tên riêng ( I,II,III,…XXXVI ); 144 tờ bản đồ 1/100.000 (F-48-144) tên riêng (1,2,3,….,144).

Cách chia mảnh bản độ tỷ lệ: 1/50 000, 1/25 000, 1/10 000

 

– Tờ 1/100.000 chia làm 4 tờ 1/ 50.000 với tên riêng ( A,B,C,D); tờ 1/ 50.000 chia làm 4 tờ 1/25.000 với tên riêng (a,b,c,d) ; tờ 1/25.000 chia làm 4 tờ 1/10.000 với tên riêng (1,2,3,4).

Cách chia mảnh bản độ tỷ lệ: 1/5000, 1/2000

– Tờ 1/100.000 chia làm 256 tờ 1/5.000 tên riêng ( [1], [2], [3],…..,[256]); tờ 1/5.000 chia làm 9 tờ 1/2.000 với tên riêng ( [a], [b], [c],…..).
– Những tờ có tỷ lệ lớn hơn dùng lưới km để chia, dùng bảng toạ độ góc khung của Gauss.

Sử dụng bản đồ địa hình, dịch vụ đo vẽ bản đồ địa hình

Định hướng bản đồ địa hình ngoài thực địa

– Định hướng bằng địa vật dạng tuyến: có thể dùng tuyến đường bộ, đường sắt, tuyến kênh mương để định hướng bản đồ. Thực chất của phương pháp này là mang bản đồ ra thực địa tại vị trí rõ nét của địa vật dạng tuyến, xoay bản đồ sao cho hướng địa vật dạng tuyến trên bản đồ trùng với hướng tương ứng của nó trên thực địa, ta sẽ được bản đồ quay đúng hướng của nó.
– Định hướng bằng địa bàn: Để định hướng, ta đặt trên bản đồ một địa bàn sao cho đường nối bắc – nam của nó song song với hướng bắc – nam của lưới ô vuông tọa độ trên bản đồ. Xoay bản đồ để kim địa bàn trùng với đường nối bắc – Nam của địa bàn thì bản đồ sẽ quay đúng hướng.

Xác định chiều dài trên bản đồ địa hình

Để xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ ta đo chiều dài đoạn thẳng đó trên bản đồ rồi nhân với tỷ lệ bản đồ ta sẽ được chiều dài tương ứng của nó ngoài thực địa.
Để xác định chiều dài một đoạn cong trên bản đồ ta vi phân đoạn cong sao cho các đoạn này có thể xem như đoạn thẳng rồi đo các đoạn thẳng vi phân, lấy tổng nhân với tỷ lệ bản đồ, ta sẽ được chiều dài đoạn cong.
Có thể xác định chiều dài đoạn cong bằng máy đo chiều dài: S = K( Un – Uo). Trong đó
Uo : số đọc ban đầu trên máy ứng với điểm đầu đoạn cong;
Un : số đọc trên máy sau khi cho bánh xe của máy chạy từ điểm đầu về tới điểm cuối đường cong;
K: giá trị một khoảng chia của máy.

Xác định độ góc trên bản đồ

– Giả sử cần phải xác định góc bằng (β) kẹp giữ hai đoạn thẳng OE Và OD trên bản đồ, vì phép chiếu bản đồ là phép chiếu đồng góc nên ta có thể dùng thước đo độ đo trực tiếp góc (β) trên bản đồ.
– Xác định góc định hướng của đường thẳng trên bản đồ: góc định hướng của đường thẳngtrên bản đồ là góc bằng tính từ hướng bắc trục OX hoặc đường thẳng song song với trục OX đến hướng đường thẳng, vì vậy cũng đo trực tiếp như đối với đo góc bằng.
– Góc bằng và góc định hướng có thể xác định thông qua việc đồ giải tọa độ trên bản đồ.

Xác định tọa độ một điểm trên bản đồ

– Xác định toạ độ địa lý của một điểm: trên bản đồ có lưới kinh vĩ độ, giá trị các đường kinh độ và vĩ độ biểu thị bởi các vạch đen, trắng trên bốn cạnh khung bản đồ. Giả sử cần xác định toạ độ địa lý điểm M. Qua M ta kẻ một đường song song với cạnh ô kinh tuyến và một đường kia song song với cạnh ô vĩ tuyến; từ tỷ lệ các đoạn thẳng đo được ta sẽ xác định được toạ độ địa lý điểm A.
– Xác định toạ độ vuông góc của một điểm: tọa độ vuông góc xác định trên bản đồ định dựa
vào lưới ô vuông tọa độ của bản đồ. Giả sử cầm xác định toạ độ vuông góc của điểm N, qua điểm N ta kẻ hai đường thẳng cắt các cạnh ô vuông chứa điểm N, dùng thước đo chiều dài các đoạn a, b, c, d, từ số liệu đo này ta xác địng được tọa độ vuông góc của điểm N:
Trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ.

Xác định độ cao một điểm trên bản đồ

Trên bản đồ, độ cao các điểm được xác dựa vào đường đồng mức. Giả sử cần phải xác đinh độ cao ba điểm A, B, C trên bản đồ ; vì điểm A nằm trên đường đồng mức 10m, điểm C nằm trên đường đồng mức 5m nên chúng có độ cao bằng chính độ cao đường đồng mức đó, tức là : HA =10m, HC = 5m; còn độ cao điểm B thì phải nội suy

Để nội suy độ cao điểm B ta dùng thước đo đoạn n và m và áp dụng công thức nội suy:
HB = 5m + hCB = 10m – hBA
Với : hBC=m/(m+n)(10-5)
hCA=n/(m+n)(10-5)

Xác định độ dốc mặt đất trên bản đồ địa hình


Dùng compa đo đoạn thẳng nối giữa hai điểm nằm trên hai đường đồng mức liền nhau. Đặt khẩu độ compa đo trên trục đứng thước đo độ dốc rồi dóng ra đường cong tương ứng, chiếu điểm dóng xuống trục ngang ta sẽ được độ dốc địa hình.

Xác định diện tích trên bản đồ


Giả sử cần phải xác định diện tích khu vực nào đó trên bản đồ, ta có thực hiện theo phương pháp sau:


tính diện tích bằng phương pháp hình học


– Khi diện tích cần xác định là một đa giác, ta chia đa giác thành những hình có dạng hình học cơ bản như: hình tam giác, hình thang, hình vuông , hình chữ nhật. Đo các đại lượng cần thiết để tính diện tích các hình cơ bản đố rồi lấy tổng lại ta sẽ có diện tích khu đo. Ví dụ tứ giác OEFD trên hình  được chia làm hai tam giác FDO và FOE, đo các cạnh hoặc chiều cao, cạnh đáy hoặc
hai cạnh và góc kẹp…trực tiếp trên bản đồ như đã trình bày ở trên để tính diện tích hai tam giác này.
Từ đó tính được diện tích tứ giác.
– Khi chu vi hình cần xác định diện tích có dạng cong bất kỳ, có thể dùng các tấm đồ giải để
xác định. Các tấm đồ giải làm bằng giấy bóng mờ, mica hoặc platíc. Trên mặt các tấm này, người ta kẻ lưới ô vuông có diện tích các ô xác định. Đặt tấm đồ giải lên hình, đếm số ô vuông nguyên ở giữa và ước lượng để ghép các phần ô vuông lẻ ở biên thành các ô vuông. Từ tổng các ô vông ta sẽ biết được diện tích hình cần đo.
Xác định diện tích bằng phương pháp hình học nhanh, đơn giản tuy nhiên độ chính xác thường thấp (sai số 5%).

Tính diện tích bằng phương pháp giải tích


Khi khu vực cần xác định diện tích là một đa giác có toạ độ các đỉnh xác định, ta có thể dùng công thức sau để tính diện tích :

Trong đó Xi và Yi là tọa độ các đỉnh của đa giác. Phương pháp giải tích cho độ chính xác cao ( sai số 0.1%).

Sử dụng máy đo diện tích để tính diện tích trên bản đồ


– Máy đo diện tích có bốn bộ phận chính: Cánh tay đòn cực, cánh tay đòn quay, bánh xe quy và bộ phận đọc số.
– Cách đo: đặt kim quay tại điểm A trên chu vi hình cần đo, đọc số đọc ban đầuu
1 . Di chuyển kim quay trên chu vi cho đến khi trở lại đểm A, đọc được số đọc u2 . Diện tích hình cần đo xác định theo công thức : S = c (u2 – u1) , trong đó c là giá trị mỗi khoảng chia của máy đo diện tích được xác định bằng thực nghiệm. Xác định diện tích bằng máy đo có sai số 0.5%.

Quý khách có nhu cầu đo vẽ bản đồ địa hình hoặc cần dịch vụ đo đạc vui lòng liên hệ: 0924 063 888 (Mr Phúc)

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *