Dịch vụKiến thức

Đăng kí đất đai và hệ thống đăng kí đất đai

0

Khái niệm đăng kí đất đai

Đăng kí đất đai là loại hình hoạt hộng của Nhà nước có quan hệ gần gũi và liên quan thiết thực đến quyền lợi của tất cả mọi người, bởi nó thực hiện với một đối tượng đặc biệt đó là đất đai và thông qua đăng kí đất đai sẽ tạo lập cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời tạo cơ hội cho người sử dụng đất có diều kiện đầu tư khai thác sử dụng đất có hiệu quả cao nhất.
Theo Điều 33 Luật Đất đai năm 1993, việc đăng kí đất đai được thực hiện với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước (gồm cả đất chưa giao quyền sử dụng) và là yêu cầu bắt buộc mọi đối tượng sử dụng đất phải thực hiện trong mọi trường hợp (đang sử dụng đất chưa đăng kí, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác,…)
Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lí; đăng kí quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Đăng kí đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trang pháp lí về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và quyền quản lí đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.Thực chất của đăng kí đất đai là việc các chủ sử dụng đất đang sử dụng đất làm đơn kê khai hiện trạng sử dụng đất của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xét duyệt, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận cho các chủ sử dụng đất đủ điều kiện. Đây chính là những thủ tục hành chính, những hành vi pháp lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tính hợp pháp về việc sử dụng đất, chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ địa chính để nắm chắc và quản lí chặt chẽ quỹ đất theo đúng pháp luật.
Như vậy, đăng kí đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác định mối quan hệ pháp lí giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lí chặt chẽ quỹ đất theo pháp luật, quản lí các hoạt động và sự phát triển của thị trường bất động sản, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, quá trình vận động và phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến sự biến động đất đai ngày càng đa dạng, vì vậy đăng kí đất đai không chỉ là dừng lại ở việc thiết lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận lần đầu mà phải được thực hiện thường xuyên liên tục để đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng kịp thời hiện trạng sử dụng đất và đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền theo đúng pháp luật. Theo quy mô và tính chất, đ8ng kí đất đai được chia thành hia giai đoạn:

Đăng kí đất đai lần đầu

+ Giai đoạn I: đăng kí đất đai lần đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các chủ sử dụng đất đủ điều kiện.

Đăng kí biến động đất đai

+ Giai đoạn II: đăng kí biến động đất đai được thực hiện đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã được hoàn thành đăng kí đất đai lần đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã được thiết lập.

Khái niệm hệ thống đăng kí đất đai

Hệ thống đăng kí đất đai là một thành phần quan trọng trong hệ thống quản lí đất đai, chứa đựng và cung cấp thông tin liên quan đến đất đai, bao gồm nhưng không giới hạn thông tin về quyền đối với đất đai (quyền sở hữu, sử dụng, khai thác và hưởng lợi từ đất), các chủ thể có quyền với các thuộc tính của đất đai. Các thông tin này được đăng kí và lưu trữ theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích mà chúng được khai thác, sử dụng. Theo đó, hệ thống đăng kí đất đai cũng có nhiều tên gọi và được sử dụng phổ biến trong nhiều tài liệu trên thế giới là hai thuật ngữ “đăng kí đất đai” và “địa chính”.

Để đăng ký đai lần đầu hay đăng ký biến động đất đai người sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc phòng Tài nguyên môi trường địa phương để nộp hồ sơ.

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu hoặc đăng ký biến động đất đai chủ sử dụng đến công ty dịch vụ đo đạc đăng ký đo vẽ hiện trạng đất đai. Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất được công ty dịch vụ đo đạc có giá trị pháp lý sau khi văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan Tài nguyên và môi trường địa phương kiểm tra nội nghiệp, kiểm định bản vẽ.

Quy trình thục hiện đăng ký đất đai

Theo điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
– Đăng ký lần đầu tiên được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa đăng ký.
– Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau:
+ Người sử dụng đất, chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
+ Thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
+ Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
+ Chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất;
+ Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm sang thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức giao đất không thu tiền sang hình thức thuê đất, từ thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất;
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc chồng sang tài sản chung của vợ chồng;
+ Chia tách quyền của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm sử hữu tài sản chung gắ liền với đất;
+ Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo kết quả hòa giải về tranh chấp đất đai; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp xử lý nợ; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án, quyết định thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế của thửa đất liền kề;
+ Thay đổi về hạn chế quyền sử dụng của thửa đất.
Sau khi nhận hồ sơ, Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra xác minh nội dung jee khai, xác định điều kiện để dược đăng ký, lấy ý kiến của UBND cấp xã (cho trường hợp sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân về hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng chanh chấp, …) và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 NĐ 43/2014/NĐ-CP. Sau đó, ghi ý kiến về việc đủ hay không đủ điều kiện để hồ sơ được đăng ký và cấp giấy chứng nhận, rồi gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường để tường trình cấp Giấy chứng nhận.

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *