Nội dung bài viết
- 1 Quy định chung về bộ ký hiệu bản đồ địa chính
- 1.1 Mỗi ký hiệu có một số thứ tự gọi là số ký hiệu
- 1.2 Ký hiệu trên bản đồ dịa chính chia làm 3 loại:
- 1.3 Kích thước, lực nét vẽ bên cạnh ký hiệu trên bản đồ địa chính được tính bằng milimét
- 1.4 Tâm của các ký hiệu bản đồ được bố trí tương ứng với vị trí tâm của các địa vật ngoài thực địa
- 1.5 Các điểm khống chế phải bố trí trên bản đồ với độ chính xác cao
- 1.6 Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính phải vẽ dúng tỷ lệ và chính xác vị trí
- 1.7 Trên bản đồ địa chính có thể hiện 3 màu chủ đạo
- 2 Ký hiệu bản đồ địa chính
Quy định chung về bộ ký hiệu bản đồ địa chính
Bộ ký hiệu này được thống nhất sử dụng chung cho tất cả các loại bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính và bản trích đo địa chính tỷ lệ: 1:200; 1:500; 1:1 000; 1:5 000; 1:10 000. Những trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng cho một loại bản đồ hay một loại tỷ lệ sẽ có quy định trong ký hiệu và giải thích ký hiệu.
Mỗi ký hiệu có một số thứ tự gọi là số ký hiệu
Số thứ tự của phần giải thích tương ứng với số thứ tự của ký hiệu. Một giải thích có thể bao gồm nội dung chung cho một số ký hiệu, ký hiệu nào không cần giải thích sẽ không có trong phần giải thích.
Ký hiệu trên bản đồ dịa chính chia làm 3 loại:
– Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo kích thước của địa vật tính theo tỷ
lệ bản đồ.
– Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước
thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước, không vẽ theo tỷ lệ bản đồ.
– Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ
kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
Kích thước, lực nét vẽ bên cạnh ký hiệu trên bản đồ địa chính được tính bằng milimét
Những ký hiệu không có ghi chú lực nét đều dùng nét vẽ có lực nét 0,15 – 0,20mm để vẽ. Những ký hiệu nào không chỉ dẫn kích thước thì vẽ theo hình dạng và kích thước ký hiệu mẫu trong tập ký hiệu này.
Các kiểu chữ trình bày trên bản đồ địa chính được chọn dựa trên bộ font chữ Vnfontdc.rsc được thiết kế trong phần mềm Famis. Kiểu và cỡ chữ ghi chú trên bản đồ phải tuân theo mẫu chữ quy định trong tập ký hiệu. Nói chung các chữ, số ghi chú bản đồ đều bố trí song song với khung Nam của bản đồ trừ các ghi chú phải bố trí theo hướng địa vật hình tuyến như đường giao thông, kênh, mương, sông, ngòi, ghi chú bình độ hay các ghi chú thửa hẹp phải kéo dài theo thửa .v.v… Khi bố trí ghi chú theo hướng địa vật phải cố gắng để đầu các ghi chú hướng lên phía trên, không quay ngược xuống dưới khung Nam bản đồ.
Tâm của các ký hiệu bản đồ được bố trí tương ứng với vị trí tâm của các địa vật ngoài thực địa
Tâm của các ký hiệu được quy ước như sau:
– Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật…
Tâm của ký hiệu là tâm địa vật.
– Ký hiệu có vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế… tâm vòng tròn
là tâm địa vật.
– Ký hiệu tượng hình có đường đáy: đình, chùa, tháp… tâm ký hiệu là
điểm giữa của đường đáy.
– Ký hiệu hình tuyến: đường bờ, đường giao thông và sông suối 1nét,… trục
tâm ký hiệu là trục tâm địa vật.
Các điểm khống chế phải bố trí trên bản đồ với độ chính xác cao
Các điểm khống chế đo vẽ phải được thể hiện lên bản đồ bằng tọa độ,
với độ chính xác cao theo quy định của quy phạm, không được xê dịch và phải được ưu tiên trong quá trình biên tập bản đồ địa chính. Giao điểm lưới tọa độ và góc khung bản đồ cũng được đưa lên bản đồ bằng tọa độ.
Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính phải vẽ dúng tỷ lệ và chính xác vị trí
Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính nói chung có thể vẽ được
theo tỷ lệ và đúng vị trí. Riêng đối với các tỷ lệ 1: 2000, 1:5000, 1:10 000 có
một số đối tượng phải thể hiện bằng ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ. Trên bản đồ các tỷ lệ này có một số đối nếu vẽ đúng vị trí thì ký hiệu sẽ bị đè lên nhau. Trường hợp này cho phép xê dịch đối tượng ít quan trọng hơn trong khoảng 0,1mm đến 0,3mm để thể hiện rõ từng địa vật. Lưu ý riêng với ranh giới thửa đất luôn phải vẽ đúng vị trí.
Trên bản đồ địa chính có thể hiện 3 màu chủ đạo
Bản đồ địa chính thể hiện bằng 3 màu: đen, ve đậm, nâu. Các màu để thể hiện bản đồ địa chính phải rõ ràng, đủ độ đậm cần thiết để có thể photocopy, phiên bản hay chụp ảnh khi cần trong quá trình sử dụng bản đồ.
Ký hiệu bản đồ địa chính
Ký hiệu điểm khống chế
Các điểm khống chế được ký hiệu theo cấp hạng đo, các điểm khống chế thể hiện rõ điểm khống chế Nhà nước, điểm khống chế đo vẽ, điểm độ caoNha2 nước, điểm độ cao kỹ thuật…Ký hiệu gồm tên điểm, độ cao mặt mốc, các loại điểm khống chế, điểm trạm đo, giao diểm lưới tọa độ phải được thể hiện rõ ràng và chính xác.
Ký hiệu ranh thửa, ranh giới thửa đất
Trong bản đồ địa chính nói chung, bản đồ hiện trạng vị trí, hiện trạng nhà đất nói chung ranh giới thửa đất, ranh lô dất cực kỳ quan trọng. Ranh giới lô đất, mốc ranh thửa đất giúp chủ sử dụng đất biết đất của mình có quyền sử dụng đất đến đâu. Do vậy việc thể hiên ranh giới thửa đất, ranh lô, ranh thửa phải chính xác.
Phải ghi chú thửa đất, lô đất rõ ràng các yếu tố như số lô, số thửa, diện tích khu đất, loại đất…
Phải ghi chú nhà tính chất của nhà như: nhà tôn, nhà gạch, nhà tôn, nhà lá, nhà bê tông…, số tầng. Nhà trên bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ hiện trạng vị trí được ký hiệu bằng nét đứt.
Nếu nhà trùng ranh thì phải ưu tiên ký hiệu ranh. Phải thể hiện ký hiệu tường chung, tường riêng, tường mượn…trên bản đồ địa chính
Ngoài ra còn có các loại nhà đặc biệt khác như: nhà trên cột, nhà trên mặt nước. Có thể môt phần nhà nằm trên cột, hoặc cả ngôi nhà nằm trên cột
Các đơn vị đo đạc, các Công ty dịch vụ đo đạc phải lưu ý để thể hiện cho đúng với ký hiệu bản đồ địa chính, bản vẽ hiện trạng nhà đất.
Công ty dịch vụ đo đạc ngày cang đầu tư hiện đại về cả trang thiết bị đo đạc, máy đo đạc, thiết bị đo vẽ bản đồ và phần mềm biên tập nhưng phải xuất bản đồ có ký hiệu theo quy định chung của Bộ Tài nguyen và Môi trường
Bình luận