Kiến thức

Luật đo đạc và bản đồ (Chương III)

0

Chương III HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ CHUYÊN NGÀNH

Điều 22. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
  1. Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành.
  2. Đo đạc và bản đồ quốc phòng.
  3. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
  4. Thành lập bản đồ hành chính.
  5. Đo đạc, thành lập hải đồ.
  6. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
  7. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
  8. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  9. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
  10. Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
Điều 23. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành
  1. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành được thiết lập theo yêu cầu của hoạt động đo đạcbản đồ chuyên ngành.
  2. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành phải được thiết lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, trên cơ sở các mạng lưới đo đạc quốc gia và theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
Điều 24. Đo đạc và bản đồ quốc phòng
  1. Nội dung đo đạc và bản đồ quốc phòng bao gồm:
  2. a) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ tọa độ quân sự; hệ thống điểm tọa độ, điểm độ cao quân sự; hệ thống định vị dẫn đường, hệ thống dữ liệu ảnh hàng không, hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám dùng cho quân sự;
  3. b) Xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành dùng cho quân sự; cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng;
  4. c) Đo đạc, khảo sát, nghiên cứu biển phục vụ mục đích quốc phòng;
  5. d) Các hoạt động đo đạc và bản đồ khác bảo đảm cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo phân công của Chính phủ.
  6. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ quốc phòng.
Điều 25. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
  1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
  2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
  3. a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
  4. b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
  5. c) Thành lập bản đồ địa chính;
  6. d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;

đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.

  1. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 26. Thành lập bản đồ hành chính
  1. Bản đồ hành chính bao gồm:
  2. a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
  3. b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
  4. c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
  5. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
  6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
  7. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điều 27. Đo đạc, thành lập hải đồ

  1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
  2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
  3. a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
  4. b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
  5. c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
  6. d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
  7. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
  8. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
  9. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
  10. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 28. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng
  1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.
  2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:
  3. a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
  4. b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;
  5. c) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;
  6. d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.
  7. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
  8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng.
Điều 29. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm
  1. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm bao gồm:
  2. a) Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
  3. b) Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ quy hoạch không gian ngầm;
  4. c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ công trình ngầm.
  5. Việc đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm.
  7. Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình ngầm phải tiến hành đồng thời đo đạc, thành lập bản đồ của công trình ngầm và nộp một bộ bản đồ số hiện trạng công trình ngầm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thời hạn như sau:
  8. a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình ngầm;
  9. b) Định kỳ hằng năm đối với công trình ngầm phục vụ khai thác khoáng sản trong nhiều năm.
  10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm phục vụ công tác quản lý.
Điều 30. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
  1. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ để phục vụ cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 31. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác
  1. Tập bản đồ là tập hợp các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh được thành lập theo nguyên tắc, bố cục thống nhất thể hiện điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành theo từng giai đoạn phát triển.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ quốc gia.
  3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước.
  4. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của từng chuyên ngành và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  5. Tổ chức, cá nhân được thành lập tập bản đồ của địa phương, khu vực, quốc gia và ngành; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành quy định tại khoản 9 Điều 22 của Luật này.

Chương I Luật đo đạc và bản đồ
Chương II Luật đo đạc và bản đồ
Chương III Luật đo đạc và bản đồ
Chương IV Luật đo đạc và bản đồ

Xem thêm:
– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *