Tin tức

Quản lý nhà nước về đất đai

0

Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có…
Bộ luật Dân sự quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiêm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật “. Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước

Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện
quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 13 nội
dung đã quy định ởĐiều 6, Luật Đất đai 2003 như sau:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; 6-Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
7- Thống kê, kiểm Kế đất đai;
8- Quản lý tài chính về đất đai;
9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất; 1 1- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về
đất đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:
* Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ
các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình
hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
-Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong loàn quốc gia,
trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm về
diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, v.v…; nắm về
diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ…
Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v…, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.
-Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? cách đánh giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai.

Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo
quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng.
Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước với vai trò  chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất.
Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử
dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.
Thứ tư. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt
động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất…) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều nhằm
mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai và sử dụng đất đai một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là củng cố trật tự trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, có
thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trìnhquản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
-Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất;
-Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
-Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống Kế đất đầy đủ
theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.

Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai

Trong quản lý nhà nước về đất đai cán chú ý các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước.
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản
chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước – chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 1 8, Hiến pháp 1992 “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất đai 2003 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai”, “Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai”.

b) Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng. Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện ởĐiều 5, Luật Đất đai 2003 “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”
c) Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này.
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý
đất đai được thể hiện bằng việc:
-Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả
thi cao; Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tết cho chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt
được mục đích đề ra.

 

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *