Đo vẽ hoàn công: Các công trình xây dựng sau khi hoàn thành thì phải đo vẽ hoàn công công trình mục đích kiểm tra độ chính xác của việc xây dựng. Đo vẽ hoàn công công trình giúp chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý có cơ sở pháp lý để nghiệm thu cong trình xây dựng.
Nội dung bài viết
Đo vẽ hoàn công để làm gì
Mục đích của đo vẽ hoàn công là xác định độ chính xác chuyển thiết kế công trình ra thực địa và những độ lệch cho phép trong quá trình xây dựng. Muốn vậy, cần xác định tọa độ những điểm đặc trưng của công trình đã xây dựng, các kích thước hình học của chúng và các số liệu cần thiết khác.
Đo vẽ hoàn công được tiến hành trong từng giai đoạn xây dựng và kết thúc khi hoàn tất công trình. Đo vẽ hoàn công từng phần, từng hạng mục công trình từ hố móng đến sàn nhà, từng hạng mục trong công trình để cung cấp các số liệu cần thiết, kịp thời điều chỉnh quá trình xây lắp nhằm đẩm bảo chất lượng thi công công trình. Ở đây, cần đặc biệt chú ý tới các chi tiết sẽ nằm ngầm trong móng hoặc sẽ bị lấp đất, vị trí lối ra vào của công trình ngầm.
Khi đo vẽ hoàn công xây móng, cần chú ý đến vị trí mặt bằng, độ cao của các chi tiết móng. Khi lên tầng, cần chú ý vị trí và độ thẳng đứng của cột, kích thước bên trong và độ thẳng đứng của khoang thang máy. Đối với nhà công nghiệp cần chú ý tới các vị trí bu lông chờ, hệ thống cột và đường cần trục. Trong công trình cầu vượt, đo kích thước các nhịp; vị trí mặt bằng, độ cao các đế gối, bệ tựa; chiều dài các nhịp và chiều dài toàn bộ cầu; đo trắc dọc
và ngang đặc trưng của cầu, độ võng của dầm, giàn…
Đo vẽ hoàn công khi kết thúc hoàn tất xây dựng thực hện trên toàn phạm vi công trình; kết quả đo vẽ được sử dụng trong thời gian vận hành cũng như sửa chữa và mở rộng công trình. Đo vẽ kết thúc có thể sử dụng kết quả của đo vẽ từng phần trước đó.
Cơ sở để đo vẽ hoàn công là các điểm khống chế mặt bằng và độ cao sẵn có trên khu vực, vị trí các điểm trục, độ cao trên móng. Khi không đủ mật độ điểm khống chế cần phát triển bổ sung. Các phương pháp đo vẽ hoàn công giống như phương pháp đo vẽ thông thường. Kết quả đo vẽ được thể hiện trên bản vẽ hoàn công, trên đó chỉ rõ kích thước thực tế của các chi tiết, kết cấu xây dựng và giá trị độ lệch nếu có.
Trong công tác xây dựng nhà cao tầng, xây dựng căn hộ chung cư cao tầng sau khi xây xong để được sở Tài nguyen và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho cư dân chủ đầu tư cân thuê đơn vị đo đạc uy tín đo vẽ hoàn công nhà cao tầng. Đo đạc lập bản vẽ hiện trạng căn hộ, đo vẽ hoàn công chung cư. Quý khách có nhu cầu đo vẽ hoàn công chung cư vui lòng gọi điện thoại: 0924 063 888
Tại sao phải đo vẽ hoàn công
Ở mỗi thời đại nhất định, khả năng của con người và trình độ khoa học và kĩ thuật là có hạn nhất định. Bởi vậy mọi công trình đã được xây dựng xong ở ngoài thục địa đều khác ít nhiều so với bản vẽ thiết kế. Do đó phải đo vẽ hoàn công.
Đo vẽ hoàn công là gì?
Đo đạc xác định vị trí, hình dáng, kích thước, của một phần hay toàn bộ công trình đã được xây dựng xong ở ngoài thực địa rồi vẽ biểu diễn lên giấy theo một quy luật nhất định gọi là đo vẽ hoàn công.
Mục đích của đo vẽ hoàn công
Xác định vị trí, hình dáng, kích thước thực của một phần hay toàn bộ công trình đã được xây dựng xong ở ngoài thực địa.
Xác định sai số thì công của bộ phận hay toàn bộ công trình cụ thể (so sinh số liệu hoàn công với số liệu thiết kế).
Xác định dung sai xây dựng trong các quy phạm kĩ thuật (từ rất nhiều số liệu do vẽ hoàn công cùng loại, ứng dụng toán học xác suất thống kê để xử lý chúng)
Phân loại và ý nghĩa của từng loại đo vẽ hoàn công
Đo vẽ hoàn công từng phần: đây là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề trong quá trình thi công xây dựng, tổ chức các biện pháp chống lại những hiện tượng sai hồng, quyết định tiến độ và biện pháp thi công tiếp theo, v.V…
Đo vẽ hoàn công toàn phần (khi công trình đã được hoàn thiện), đây là tài liệu nghiệm thu, bàn giao công trình, là tài liệu lưu trữ làm cơ sở để giải quyết những nhiệm vụ kĩ thuật khác nhau trong sử dụng, sửa chữa, mở rộng công trình.
Cơ sở khống chế để đo vẽ hoàn công
Cơ sở khống chế để do vẽ hoàn công: dựa vào toàn bộ lưới không chế thì công (mặt bằng, độ cao). Ở trong từng nhà dựa vào các trục móng.
Phương pháp đo vẽ chi tiết hoàn công:
Về mặt bằng: có thể áp dụng phương pháp toạ độ vuông góc, toạ độ cực, giao hội góc, giao hội cạnh, v.v…
Về độ cao: thường áp dụng phương pháp đo cao hình học. 7. Độ chính xác cần thiết đo vẽ hoàn công: phải bằng hay cao hơn độ chính xác thị năng tương ứng.
– Ở trong thành phố, khu công nghiệp đảm bảo lập được bình đồ hoàn công tỉ lệ 1: 500.
– Trên các công trường thuỷ lợi, cầu đường đảm bảo lập được bình đồ hoàn công tỉ lệ 1:1000-1:2000.
– Đo vẽ hoàn công chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 09324 063 888 Mr Phúc
Bình luận