Nội dung bài viết
Bản đồ là gì
Bản đồ địa hình là hình ảnh thủ nhỏ bề mặt đất lên tờ giấy theo quy luật toán học, dùng qui tắc tổng hợp và hệ thống ký hiệu thống nhất. Bản đồ thường thể hiện những phần mặt đất rộng lớn và có kể đến độ cong trái đất. Tỷ lệ bản đồ có thể thay đổi ở những phần khác nhau của nó.
Bình đồ cũng là bản đồ
Tuy nhiên bình đồ phạm vi thể hiện nhỏ hơn, không xét ảnh hưởng độ cong trái đất và có tỷ lệ không đổi.
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa trị số chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ và chiều dài tương ứng của nó trên mặt đất. Tỷ lệ bản đồ thường ký hiệu 1/ M luôn lấy tử số bằng 1 còn mẫu số M thể hiện mức độ thu nhỏ chiều dài một đoạn thẳng ngoài mặt đất lên bản đồ.
Người ta có thể phân loại bản đồ theo mục đích sử dụng và độ chính xác. Phân loại theo mục đích sử dụng có bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp, bản đồ quy hoạch, xây dựng, quốc phòng….
Phân loại bản đồ theo tỷ lệ (độ chính xác) có:
– Bản đồ tỷ lệ lớn: 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000;
– Bản đồ tỷ lệ trung bình: 1/10.000 , 1/25.000, 1/50.000;
– Bản đồ tỷ lệ nhỏ: 1/100.000, 1/200.000, 1/500.000, 1/106.
Bản đồ có thể được đo vẽ bằng phương pháp toàn bạc, bàn đạc và phương pháp ảnh.
Quy trình đo vẽ bản đồ địa hình
Công tác chuẩn bị đo vẽ bản đồ
– Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu mục đích yêu cầu.
– Thu thập tài liệu, số liệu trắc địa hiện có trong vùng: bản đồ cũ, số liệu trắc địa gốc, các mốc
lưới khống chế trắc địa đã có. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, giao thông, dân cư khu vực đo vẽ.
– Khảo sát ranh giới đo vẽ, đặc điểm địa hình và địa vật khu đo.
Thiết kế lưới khống chế đo vẽ
Trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất hiện có, thiết kế các phương án lưới khống chế. So sánh các
phương án kết hợp khảo sát trực tiếp ngoài thực địa, từ đó chọn phương án tối ưu. Cố định và chôn mốc các đỉnh lưới khống chế phương án đã chọn. Ước tính độ chính xác công tác đo đạc lưới, thiết kế tiêu ngắm, giá ngắm, mốc khống chế.
Đo đạc , tính toán bình sai và xác định vị trí các điểm khống chế trên giấy vẽ
– Tiến hành đo đạc các yếu tố lưới bao gồm: trị số các góc, các cạnh, các chênh cao. Quá trình đo phải tuân thủ đúng quy trình, quy phạm và các hạn sai cho phép đã tính toán.
– Các số liệu đo được tính toán, bình sai theo phương pháp thích hợp để xác định trị tin cậy của các đại lượng đo. Từ các trị đo sau bình sai và các số liệu trắc địa gốc, tiến hành tính toạ độ và độ cao các điểm khống chế.
– Dựng lưới ô vuông toạ độ trên tờ giấy vẽ bản đồ, căn cứ vào toạ độ các điểm khống chế và hệ thống lưới ô vuông toạ độ, tiến hành xác định vị trí các điểm của khống chế trên tờ giấy vẽ bản đồ.
Đo đạc – tính toán – vẽ bản đồ gốc
– Đo đạc các số liệu để xác định vị trí mặt bằng và độ cao các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật.
– Tính sổ đo chi tiết gồm khoảng cách ngang từ máy tới các điểm chi tiết và độ cao các điểm chi tiết.
– Vẽ bản đồ gốc: trên cơ sở số liệu khống chế và số liệu đo chi tiết; dùng thước đo độ, thước tỷ lệ, thước mm, bút chì hoặc các phần mềm chuyên dụng để xác định vị trí các điểm chi tiết trên tờ giấy vẽ bản đồ. Thể hiện các yếu tố địa vật bằng các ký hiệu qui ước, thể hiện địa hình bằng đường
đồng mức.
Quý khách có nhu cầu đo vẽ bản đồ địa hình hay cần dịch vụ đo đạc vui lòng gọi: 0924 063 888 Mr Phúc
Bình luận