Kiến thức

Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia

0

 

1.1. Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc, được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
1.2. Lưới độ cao quốc gia được xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV.
1.3. Lưới độ cao hạng I, II quốc gia là cơ sở để phát triển và khống chế các
lưới độ cao hạng III, IV. Lưới độ cao hạng III, IV trực tiếp phục vụ cho các mục đích khác nhau.
1.4. Lưới độ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều
năm tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mực chuẩn “0” về độ cao. Độ cao trong lưới độ cao quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn.
1.5. Lưới độ cao hạng I gồm những đường hạng I nối với nhau. Lưới độ cao hạng II gồm những đường hạng II nối với nhau hoặc đường hạng I và II nối với nhau tạo thành các vòng khép.
Các đường độ cao hạng I, II được bố trí dọc theo đường giao thông chính, ở những vùng đi lại khó khăn thì bố trí dọc theo đường đất ổn định hoặc dọc theo bờ sông lớn.
1.6. Chu kỳ đo lặp lại tất cả các đường độ cao hạng I, II từ 20 đến 25 năm;
trong trường hợp do hoạt động kiến tạo địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới
độ cao Quốc gia thì có thể rút ngắn thời gian của chu kỳ đo lặp.
1.7. Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II và được thiết kế thành các đường đơn, hoặc thành đường vòng khép kín.Trường hợp địa hình thật khó khăn đường độ cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo (không khép với hạng cao).
1.8. Chiều dài đường đo độ cao các hạng (tính theo km) không được dài hơn
quy định nêu ở bảng 1.

1.9. Đường độ cao hạng I được xây dựng với độ chính xác cao nhất bằng thiết bị và công nghệ tốt nhất tại thời điểm đó. Đường độ cao hạng I được đo đi, đo về bằng hai hàng mia (đối với máy thủy chuẩn điện tử đo 1 hàng mia) và đảm bảo

sai số trung phương ngẫu nhiên của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km
không được vượt quá 0,50 mm (đối với máy thủy chuẩn điện tử là  0,40 mm), sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,05 mm.
1.10. Đường độ cao hạng II được đo đi đo về bằng một hàng mia và đảm bảo sai số trung phương ngẫu nhiên của chênh cao đo đi đo về trên 1 km không được
vượt quá 1,00 mm, sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,15 mm. Cách tính sai số trung phương ngẫu nhiên và sai số hệ thống theo quy định tại Phụ lục 2.
1.1 1 . Đường độ cao hạng III được đo đi, đo về bằng một hàng mia. Đường
độ cao hạng IV chỉ đo một chiều bằng một hàng mia. Đối với đường hạng IV treo, cần phải đo ngắm theo một trong các phương pháp dưới đây:
a) Đo đi và đo về;
b) Đo theo một chiều bằng hai hàng mia.

1.1 2. Sai số khép đường hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn
hơn quy định tại bảng 2 dưới đây (đơn vị tính là mm).

1.1 3. Khi tính chênh cao đo được giữa các mốc độ cao hạng I, II và hạng III ở vùng núi, vùng mỏ phải đưa các số hiệu chỉnh chiều dài mia, hiệu chỉnh nhiệt vào kết quả đo và tính chuyển về hệ độ cao chuẩn. Khi tính chuyển về hệ độ cao chuẩn thì số cải chính δch phải cộng vào chênh
cao đo được trước khi tính sai số khép. Trường hợp chưa đủ số liệu trọng lực để tính chuyển về hệ độ cao chuẩn thì chênh cao đo được phải hiệu chỉnh về hệ độ cao gần đúng (δch)gđ. 1.1 4. Khi đo chuyền độ cao tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của điểm chuyền độ cao để quyết định cấp hạng đo ngắm. Trường hợp địa hình không cho phép được đo rẽ nhánh. Đo độ cao rẽ nhánh phải bắt đầu từ điểm có cấp hạng cao
hơn. Chiều dài đường nhánh không vượt quá 50 km. 1.1 5. Trên đường độ cao các hạng phải chôn mốc hoặc gắn dấu mốc lâu dài
để lưu giữ lại độ cao. Phân biệt hai loại mốc độ cao: mốc cơ bản (mốc gắn 2 dấu mốc) và mốc thường (mốc gắn 1 dấu mốc). Khoảng cách giữa hai mốc gọi là đoạn, một số đoạn tạo thành chặng. 1.1 6. Mốc độ cao lâu dài gồm 2 loại: a) Loại “mốc cơ bản” có loại chôn chìm và loại gắn vào vỉa đá ngầm. Cách mốc cơ bản khoảng 50 – 150 m phải chôn một mốc thường .
b) Loại “mốc thường” có loại chôn chìm, loại gắn gắn vào vỉa đá ngầm, và loại gắn vào chân tường nhà cao tầng, móng cầu hoặc các vật kiến trúc kiên cố khác. 1.1 7. Mốc cơ bản được chôn cách nhau khoảng 50 – 60 km trên đường hạng I, II và tại các điểm nút, gần các trạm nghiệm triều, các trạm thủy văn của sông và hồ lớn, các công trình xây dựng lớn. 1.1 8. Trên đường độ cao các hạng (kể cả đường nhánh) mốc thường được chôn cách nhau 3 – 5 km ở đồng bằng, cách nhau 4 – 6 km ở vùng núi. Ở vùng khó

khăn khoảng cách giữa hai mốc được kéo dài đến 8 km. Ở thành phố hoặc nơi xây dựng công trình lớn cũng có thể rút ngắn khoảng cách trên cho thích hợp. 1.1 9. Tên đường độ cao gồm tên cấp hạng (viết bằng số La Mã) tiếp đến là tên địa danh nơi đặt mốc đầu và mốc cuối của đường độ cao thứ tự ưu tiên theo địa danh hành chính và không trùng với tên đường đã có. 1.20. Tên điểm độ cao gồm 3 phần: Tên cấp hạng viết bằng chữ số La Mã, tiếp đến tên đường viết tắt bằng chữ in hoa trong dấu ngoặc đơn và cuối cùng là tên thứ tự điểm viết bằng chữ số Ả Rập. 1.21 . Mốc độ cao các hạng phải lập ghi chú điểm theo quy định tại Phụ lục 4. 1.22. Máy, mia dùng để đo chênh cao và thước Giơ-ne-vơ phải được kiểm nghiệm khi đạt yêu cầu kỹ thuật với cấp hạng đo mới được đưa vào sản xuất, kết quả kiểm nghiệm phải ghi vào lý lịch máy, giấy chứng chỉ của thước và mia.

Tải toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao (lưới thủy chuẩn) tại đây!

Xem thêm:
Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
Phần mềm bóc khối lượng
Phần mềm bình sai lưới trắc địa
Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *