Kiến thức

QUY PHẠM QUY CHUẨN THÀNH LẬP BẢN ĐỒ VÀ KÝ HIỆU BẢN ĐỒ

0

1. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính.

a. Quy phạm

b. Ký hiệu

2. Quy phạm thành lập bản đồ địa hình.

a. Quy phạm

Thông tư 68/2015/TT-BTNMT: quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình 1:500, 1:1000, 1;2000, 1:5000
  Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tiyr lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000.
   Điều 2: Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng với các cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ, tổ chức cá nhân tham gia thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ sản xuất về lĩnh vực đo vẽ bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp hoặc sử dụng các phương pháp đo đạc khác nhưng có kết hợp với phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình.
 Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong thông tư này có các từ ngữ sau được hiểu như sau:
1, Lưới tọa độ Quốc gia là lưới khống chế tọa độ thống nhất trong toàn quốc phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính….
 Down load toàn bộ thông tư 68 tại đây!

b. Ký hiệu Bản đồ địa hình

MỤC LỤC
1. Điểm khống chế trắc địa
2. Dân cư
3. Đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội
4. Đường giao thông và các đối tượng liên quan
5. Thủy hệ và các đối tượng liên quan
6. Dáng đất và chất đất
7. Thực vật
8. Ranh giới, tường rào
9. Ghi chú
10. Giải thích ký hiệu
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1977 Cục Đo Đạc và Bản đồ Nhà nước (nay là Tổng cục Địa chính) đã xuất bản tập ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500, 1:1000, 1:2.000, 1:5000. Quá trình sử dụng cho thấy rằng tập ký hiệu trên còn tồn tại nhiều vấn đề và chưa đảm bảo được tính thống nhất của toàn bộ hệ thống ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ cơ bản của Nhà nước.
Để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết về đo vẽ địa hình nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế quốc dân, Tổng cục Địa chính biên soạn lại tập ký hiệu này. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã sử dụng các kết quả đúc rút được qua kinh nghiệm thực tế sản xuất, tham khảo ký hiệu của các cơ quan chuyên ngành khác và của nước ngoài.
Do phạm vi và mức độ yêu cầu về đo vẽ địa hình rất phong phú và đa dạng chắc chắn tập ký hiệu này cũng không thể không còn thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp từ phía người sử dụng để xây dựng, tập ký hiệu hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản sau.
 Download toàn bộ ký hiệu bản đồ địa hình tại đây!

3. Công tác trắc địa trong xây dựng công trình (Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN: 9398)

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – YÊU CẦU CHUNG
Surveying in construction – General requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, để cung cấp các dữ liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, kiểm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9360:2012, Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
3. Ký hiệu
GPS là hệ thống định vị toàn cầu.
Sh là số hiệu chỉnh đo độ cao mặt đất và mặt chiếu.
mp là sai số trung phương vị trí điểm.
mH là sai số trung phương đo độ cao.
h là khoảng cao đều của đường đồng mức.
 là độ lệch giới hạn cho phép.
l là hệ số đặc trưng cho cấp chính xác.
m là sai số trung phương của một đại lượng đo.
td là dung sai của công tác trắc địa.
xi là dung sai của công tác xây lắp.
4. Quy định chung
4.1. Công tác trắc địa là một khâu công việc quan trọng trong toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ thuật đã được phê duyệt và phù hợp với tiến độ chung của các giai đoạn khảo sát, thiết kế, xây lắp, đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.
4.2. Công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình gồm 3 giai đoạn chính:
a) Công tác khảo sát trắc địa và địa hình phục vụ thiết kế công trình, bao gồm: Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật thi công.
b) Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: Thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình, đo vẽ hoàn công công trình.
c) Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sơ, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.
Ba công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và phải được thực hiện theo một trình tự quy định.
4.3. Nội dung, quy mô của công tác khảo sát đo đạc địa hình, yêu cầu độ chính xác thành lập lưới khống chế thi công, quan trắc chuyển dịch công trình và biện pháp, kế hoạch thực hiện cần được nêu rõ trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật và phải được phê duyệt trước khi thi công.
4.4. Tọa độ và độ cao dùng để đo đạc khảo sát trắc địa, địa hình, thiết kế, thi công xây lắp công trình phải nằm trong cùng một hệ thống nhất. Nếu sử dụng hệ tọa độ giả định thì gốc tọa độ phải được chọn sao cho tọa độ của tất cả các điểm trên mặt bằng xây dựng đều có dấu dương. Nếu sử dụng tọa độ quốc gia thì phải sử dụng hệ tọa độ VN – 2000 và kinh tuyến trục được chọn sao cho biến dạng chiều dài của các cạnh không vượt quá 1/50 000, nếu vượt quá thì phải tính chuyển. Mặt chiếu được chọn trong đo đạc xây dựng công trình là mặt có độ cao trung bình của khu vực xây dựng công trình. Khi hiệu số độ cao mặt đất và mặt chiếu nhỏ hơn 32 m thì có thể bỏ qua số hiệu chỉnh Sh, nếu lớn hơn thì phải tính số hiệu chỉnh do độ cao.
4.5. Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của các đại lượng đo trong xây dựng là sai số trung phương. Sai số giới hạn được lấy bằng hai lần sai số trung phương.
4.6. Để phục vụ xây dựng các công trình lớn, phức tạp và các nhà cao tầng đơn vị thi công phải lập phương án kỹ thuật bao gồm các nội dung chính như sau:
– Giới thiệu chung về công trình, yêu cầu độ chính xác của công tác trắc địa phục vụ thi công xây dựng công trình, các tài liệu trắc địa địa hình đã có trong khu vực.
– Thiết kế lưới khống chế mặt bằng và độ cao, đưa ra các phương án và chọn phương án tối ưu.
– Tổ chức thực hiện đo đạc.
– Phương án xử lý số liệu đo đạc.
– Phương án xử lý các vấn đề phức tạp như căn chỉnh độ phẳng, độ thẳng đứng của các thiết bị, đo kiểm tra các khu vực quan trọng …
– Sơ đồ bố trí và cấu tạo các loại dấu mốc.
4.7. Trước khi tiến hành các công tác trắc địa trên mặt bằng xây dựng cần nghiên cứu tổng bình đồ công trình, kiểm tra các bản vẽ chi tiết sẽ sử dụng cho việc bố trí các công trình như: khoảng cách giữa các trục, khoảng cách tổng thể, tọa độ và độ cao của các điểm và được sự phê duyệt của bộ phận giám sát kỹ thuật.
4.8. Đối với các công trình lớn có dây chuyền công nghệ phức tạp và công trình cao tầng cần phải sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại có độ chính xác cao như máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn tự cân bằng có bộ đo cực nhỏ và mia invar, máy chiếu đứng … Để thành lập lưới khống chế có thể sử dụng công nghệ GPS kết hợp với máy toàn đạc điện tử. Tất cả các thiết bị sử dụng đều phải được kiểm tra, kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn hoặc quy phạm chuyên ngành trước khi đưa vào sử dụng.
5. Khảo sát trắc địa địa hình phục vụ thiết kế công trình
5.1. Đặc điểm và yêu cầu chung về bản đồ tỉ lệ lớn
5.1.1. Trên khu vực xây dựng hoặc quy hoạch xây dựng thường đo vẽ bản đồ tỉ lệ từ 1: 200; 1: 500 đến 1:5 000.
5.1.2. Dựa vào ý nghĩa và mục đích sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có thể phân chia thành hai loại:
– Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn cơ bản: Thành lập theo các quy định chung của cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết những nhiệm vụ địa hình cơ bản. Nội dung được thể hiện theo quy định Nhà nước hiện hành.
– Bản đồ địa hình chuyên ngành: Chủ yếu là loại bản đồ địa hình công trình. Loại bản đồ này được thành lập dưới dạng bản đồ và mặt cắt có độ chi tiết cao, dùng làm tài liệu cơ sơ về địa hình, địa vật phục vụ cho khảo sát, thiết kế xây dựng và sử dụng công trình.
5.1.3. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để thành lập bản đồ địa hình:
– Đo vẽ lập thể và đo vẽ tổng hợp bằng ảnh.
– Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng phương pháp toàn đạc, toàn đạc điện tử hoặc kinh vĩ kết hợp đo cao bề mặt.
– Bản đồ địa hình có thể vẽ trên giấy hoặc thể hiện dưới dạng bản đồ số. Nội dung của bản đồ này được lưu giữ dưới dạng tệp dữ liệu về dáng địa hình, địa vật, tọa độ, độ cao.
5.1.4. Nội dung của bản đồ địa hình tỉ lệ lớn cần thể hiện các yếu tố sau:
– Đường đồng mức và độ cao của tất cả các điểm đặc trưng, yếu tố địa hình;
– Nhà cửa và các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống thủy lợi, đường ống, đường dây cao thế, điện thoại, hồ ao, sông ngòi .và các hiện tượng địa chất quan sát được như các hiện tượng đứt gãy, sụt lơ, cáctơ … Mức độ chi tiết của bản đồ tùy thuộc vào mức độ khái quát hóa theo từng tỉ lệ.
5.1.5. Độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của bản đồ địa hình tỉ lệ lớn được quy định như sau:
– Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bơi sai số trung phương tổng hợp của vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa vật và địa hình và được quy định là:
mp = 0,3 mm x M (đối với khu vực xây dựng);
mp = 0,4 mm x M (đối với khu vực ít xây dựng);
mH trong khoảng từ   h đến   h.
trong đó:
h là khoảng cao đều của đường đồng mức;
– Đối với công tác thiết kế, sai số vị trí điểm tương hỗ giữa các địa vật quan trọng không được vượt quá 0,2 mm x M (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ).
– Độ chi tiết của bản đồ địa hình được đặc trưng bơi mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với hiện trạng của chúng ở trên mặt đất.
– Bản đồ tỉ lệ càng lớn, mức độ chi tiết đòi hỏi càng cao. Sai số do khái quát địa vật rõ nét đối với bản đồ tỉ lệ lớn không được vượt quá 0,5 mm x M (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ).
– Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bơi mức độ dầy đặc của các đối tượng cần đo và có thể biểu diễn được trên bản đồ, nó được biểu thị bằng kích thước nhỏ nhất của đối tượng và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng ở thực địa cần được biểu diễn trên bản đồ.
5.1.6. Việc lựa chọn tỉ lệ bản đồ để đo vẽ cho khu vực xây dựng được quy định như sau:
– Tỉ lệ bản đồ địa hình công trình được xác định tùy thuộc vào các yếu tố như:
a) Nhiệm vụ thiết kế phải giải quyết trên bản đồ;
b) Giai đoạn thiết kế;
c) Mức độ phức tạp của địa vật, địa hình;
d) Mật độ của các đường ống dây dẫn …
Trong đó có tính đến yêu cầu về độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của bản đồ, các phương pháp thiết kế và bố trí công trình.
– Giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế sơ bộ cần có bản đồ tỉ lệ 1: 10 000, hoặc 1:5 000.
Giai đoạn thiết kế quy hoạch chi tiết, thiết kế kỹ thuật, cần sử dụng các loại bản đồ sau:
a) Bản đồ tỉ lệ 1: 5 000, h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m được dùng để thành lập bản đồ cơ sơ, tổng bình đồ khu vực thành phố, công nghiệp, thiết kế đồ án khu vực xây dựng;
b) Bản đồ tỉ lệ 1: 2 000, h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m được dùng để thiết kế kỹ thuật công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, hệ thống ống dẫn, bản vẽ thi công tưới tiêu.
– Giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công cần các loại bản đồ sau:
a) Bản đồ tỉ lệ 1: 1 000, h = 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình ở khu vực chưa xây dựng, tổng bình đồ khu vực xây dựng thành phố, thiết kế chi tiết công trình ngầm, thiết kế quy hoạch, san lấp mặt bằng;
b) Bản đồ tỉ lệ 1: 500, h = 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình ở thành phố, khu công nghiệp, đo vẽ hoàn công các công trình;
c) Bản đồ tỉ lệ 1: 200, h trong khoảng từ 0,2 m đến 0,5 m được dùng để thiết kế thi công công trình có điện tích nhỏ nhưng đòi hỏi độ chính xác cao, đo vẽ hoàn công công trình.
5.1.7. Khoảng cao đều của bản đồ địa hình được xác định dựa vào các yếu tố sau:
– Yêu cầu thiết kế và đặc điểm công trình;
– Độ chính xác cần thiết về độ cao và độ dốc của công trình;
– Mức độ phức tạp và độ dốc của địa hình;
– Trong trường hợp thông thường khoảng cao đều được chọn như sau:
a) h = 0,2 m, hoặc h = 0,5 m cho tỉ lệ 1: 200 ; 1: 500, ở vùng đồng bằng;
b) h = 0,5 m; cho tỉ lệ 1: 500, 1: 1 000 ở vùng núi;
c) h trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m cho tỉ lệ 1: 500, 1: 1 000, ở vùng đồng bằng; 1: 2 000, 1: 5 000 ở vùng núi;
d) h = 2,0 m cho tỉ lệ 1: 2 000; 1: 5 000 ở vùng núi.
5.1.8. Ngoài việc thể hiện nội dung bản đồ trên giấy để mô phỏng hiện trạng bề mặt đất theo các phương pháp truyền thống như đã nói ở trên, các nội dung của bản đồ còn được thể hiện dưới dạng tệp dữ liệu trong đó các thông tin về mặt đất như tọa độ, độ cao của các điểm khống chế, điểm chi tiết địa hình, địa vật được biểu diễn dưới dạng số và thuật toán xử lý chúng để giải quyết các yêu cầu cụ thể. Loại bản đồ này được gọi là bản đồ số.
5.1.9. Để thành lập bản đồ số cần có hai phần chủ yếu:
– Phần cứng gồm các máy toàn đạc điện tử, máy tính điện tử và máy vẽ bản đồ.
– Phần mềm chuyên dùng để thành lập bản đồ được cài đặt vào máy tính điện tử.
5.1.10. Các số liệu ban đầu để thành lập bản đồ số có thể được đo đạc trực tiếp trên mặt đất, thu thập dữ liệu bằng phương pháp đo ảnh hoặc đo trên bản đồ.
– Phương pháp đo đạc trực tiếp trên mặt đất để thu thập dữ liệu về tọa độ, độ cao các điểm chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử tự ghi chép số liệu, sau đó trút vào máy tính để biên vẽ bản đồ bằng các phần mềm chuyên dùng. Đây là phương pháp có hiệu quả kinh tế và đạt được độ chính xác cao.
– Phương pháp đo ảnh để thu thập được các dữ liệu ban đầu là phương pháp có hiệu quả kinh tế cao nhất. Sau khi chỉnh lý cặp ảnh, tiến hành đo các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật, tự động xác định tọa độ, độ cao và mã hóa đặc trưng của các điểm đó. Trong máy vi tính các số liệu đặc trưng sẽ được xử lý và đưa về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu. Độ chính xác của bản đồ số gần như phụ thuộc hoàn toàn vào độ chính xác của số liệu ban đầu. Vì vậy khi sử dụng phương pháp này thì độ chính xác của bản đồ số phụ thuộc vào độ chính xác đo ảnh và tỷ lệ ảnh.
– Phương pháp đo trên bản đồ thường được sử dụng trong giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế sơ bộ công trình có yêu cầu không cao về độ chính xác thành lập bản đồ. Do vậy có thể thành lập bản đồ số dựa vào số liệu đo trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất đã có. Cách làm như vậy gọi là số hóa bản đồ.
 Download toàn bộ văn bản tại đây!
http://www.tracdac.vn

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *