Kiến thức

Thủ tục đo vẽ lập bản đồ hiện trạng nhà đất

0

Để lập bản đồ hiện trạng nhà đất cần những thủ tục gì

Việc đo vẽ lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà ở, đất ở trên địa bàn thành phố được tiến hành phụ thuộc vào khu vực đã có hoặc chưa có nền bản đồ địa chính có toạ độ.

Đo đạc lập bản đồ hiện trạng ở khu vực đã có bản đồ địa chính có toạ độ:

Một bộ hồ sơ mẫu đã được thẩm định Sử dụng hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã được thiết lập trong giai đoạn đo vẽ thành lập bản đồ địa chính có toạ độ làm bản vẽ vị trí đất, sau đó chỉ cần đo vẽ bổ sung bản vẽ hiện trạng nhà là đủ cơ sở thành lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà ở đất ở.

Bước 1:

– Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là người có nhu cầu xin cấp GCN) liên hệ và lập thủ tục tại quận, huyện.

– Quận căn cứ trên bản đồ địa chính khu đất để cung cấp hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho người có nhu cầu.

– Người có nhu cầu liên hệ với đơn vị có chức năng để hợp đồng thực hiện đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có; sau đó thực hiện kiểm tra nội dung bản vẽ hiện trạng nhà, ký xác nhận và chuyển bản vẽ hiện trạng nhà này đến quận cùng với hồ sơ xin cấp GCN.

Bước 2:

– Quận kiểm tra cấp quản lý nhà nước bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất về các yếu tố hình học thửa đất như: vị trí, hình thể, diện tích… và các yếu tố thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật như: lộ giới, hẻm giới, phạm vi an toàn điện…

– Quận tổ chức thực hiện việc kết hợp bản vẽ hiện trạng nhà với hồ sơ kỹ thuật thửa đất tương ứng để thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất mà sẽ được thể hiện trên GCN (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

– Quận trình toàn bộ hồ sơ lên Uỷ ban Nhân dân thành phố để được xét duyệt, ký GCN và cấp cho chủ sử dụng.

Đo đạc lập bản đồ hiện trạng ở khu vực chưa có bản đồ địa chính có toạ độ:

Tiến hành đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất độc lập đối với từng căn nhà có tham khảo và đối chiếu với nền bản đồ hoặc nền sơ đồ tốt nhất đang được sử dụng tại quận, huyện.

Bước 1:

– Quận hướng dẫn người có nhu cầu xin cấp GCN hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí đất và bản vẽ hiện trạng nhà. Nếu việc đo đạc lập hai loại bản vẽ này giao cho cùng một đơn vị thực hiện thì sẽ thống nhất được về mặt số liệu và giảm được thời gian thực hiện; nếu giao cho hai đơn vị thực hiện, thì đơn vị đo sau phải tham khảo số liệu của đơn vị đo trước để có sự phù hợp và thống nhất về hình thể, kích thước.

– Đơn vị đo đạc bản đồ (Công ty đo đạc) cần liên hệ trước với quận để thu thập các thông số về quy hoạch nhằm thực hiện một lần bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất trên đó thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, hình thể thửa đất và các ranh quy hoạch (nếu có).

– Sau khi kiểm tra, chủ sử dụng ký xác nhận trên bản vẽ và nộp hai bản vẽ nêu trên cùng hồ sơ có liên quan cho quận, huyện.

Bước 2:

– Quận kiểm tra cấp quản lý nhà nước bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất về các yếu tố hình học thửa đất như: vị trí, hình thể, diện tích… và các yếu tố thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật như: lộ giới, hẻm giới, phạm vi an toàn điện…

– Quận tổ chức thực hiện việc kết hợp bản vẽ hiện trạng nhà với hồ sơ kỹ thuật thửa đất tương ứng để thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất mà sẽ được thể hiện trên GCN.

– Quận trình toàn bộ hồ sơ lên Uỷ ban Nhân dân thành phố để được xét duyệt, ký GCN và cấp cho chủ sử dụng.

Đo đạc lập bản đồ hiện trạng ở khu vực đang đo đạc lập bản đồ địa chính có toạ độ:

 Trong quá trình thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính có toạ độ theo kế hoạch hàng năm; quận, huyện sẽ phối hợp với đơn vị đo đạc (đang đo vẽ bản đồ địa chính trong khu vực)

Điều 20. Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai

Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dang số.

 Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai

Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dang số.

Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:

a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chinh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;

b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dấn cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biển tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;

c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của xã, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được được lập năm (05) năm một lần.

Những yêu cầu cơ khi lập bản đồ hiện trạng

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo và có đầy đủ cơ sở pháp lý.

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập trên cơ sở bản đồ địa chính và phải phản ánh được sự phân bố của các loại đất kiểm kê, phù hợp số liệu diện tích.

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản kỹ thuật khác có liên quan do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *