Trong thời gian gần đây các nhà thầu xây dựng Việt Nam thực nhiều dự án ODA, FDI có chủ đầu tư, nhà thầu, tổng thầu là công ty nước ngoài. Kỹ sư Việt Nam làm việc với các cá nhân nước ngoài cần phải giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Trong những điều kiện đó, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựngViệt Nam (VACC) tổ chức biên soạn TỪ ĐIỂN ANH – VIỆT CHUYÊN ĐỀ THẦU VÀ XÂY LẮP nhằm phục vụ thiết thực cho hội viên của Hiệp hội và đông đảo các tổ chức thi công xây lắp cũng như kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân trong ngành.
Trong quá trình phát triển khoa học công nghệ, đấu thầu cũng như xây lắp có nhiều thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa cao để những người trong ngành, thậm chí trong từng nghề cũng có ngôn ngữ chung và hiểu đúng ngữ nghĩa. Các từ điển song ngữ (Anh – Việt, Pháp – Việt, Nga – Việt về xây dựng…) đã xuất bản trước nay có nội dung phong phú, nhưng ở dạng tổng quát, không phân biệt và hợp nhóm các nội dung ngành nghề nên việc phục vụ cho riêng từng đối tượng sử dụng còn hạn chế, việc tra cứu ngữ nghĩa còn khó khăn. Vì vậy, loại từ điển theo chuyên đề hay chủ đề (Terms by Subject) này có thể khắc phục được nhược điểm của từ điển song ngữ thông thường.
Từ điển này được nghiên cứu biên soạn trên cơ sở chọn lựa bảng từ được tiêu chuẩn hóa và phân loại theo các nhóm ngành nghề và chức năng đã được áp dụng tại nhiều nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới cũng như trong khu vực, đồng thời bổ sung bảng từ về thầu xây dựng đã sử dụng trong các văn bản đấu thầu quốc tế, nhất là các thuật ngữ thuộc mẫu Hợp đồng đấu thầu quốc tế về tư vấn và xây dựng công trình của FIDC. Từ điển gồm 38 chuyên đề nằm trong hai chương lớn là: I) Nhà thầu và đấu thầu; II) Xây lắp.
|
Tiếng Anh chuyên ngành xây dựng |
Lần đầu tiên tổ chức biên soạn cuốn từ điển thuộc loại chuyên ngành, chuyên đề này mặc dù đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu và thu nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của nhiều chuyên gia trong ngành, song chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Với nhiệt thành được phục vụ đông đảo hội viên, các tổ chức thi công xây lắp, cũng như những kỹ sư, kỹ thuật viên, rất mong các bạn đọc đóng góp thêm cho những ý kiến bổ ích.
Tản mạn về vài thứ Tiếng anh trong môi trường xây dựng (Anh em có thể đóng góp thêm)
Anh em ta khi đi làm đo đạc trong môi trường chuyên nghiệp hẳn đã và với những thư từ qua lại mà tôi tạm sắp xếp theo thứ tự sau đây, tôi tạm tổng kết lại để giúp anh em phần nào đỡ bỡ ngỡ.
1- RFP: Request for proposal; Yêu cầu báo giá: Một ngày đẹp trời bạn nhận được email từ một đối tác với nội dung này hãy chuẩn bị một báo giá thật tốt bao gồm 2 phần: Đề xuất kỹ thuật và Đề xuất tài chính
Cost proposal
Technical proposal https://goo.gl/wHT2zE
2- LOA: Letter of Award ; Thư trao thầu
Nếu đề xuất của bạn được chấp thuận bạn sẽ nhận được thứ này hoặc dưới dạng tượng tự LPO (letter of purchase order hoặc PO (purchase order) Đơn đặt hàng
3- MS and JSA, MAR, ITP
Sau khi ký hợp đồng hẳn bạn sẽ nhận được yêu cầu trình các tài liệu này. Đừng bối rối
– MS and JSA: Method statement and Job Safety Analysis : Biện pháp kỹ thuật và phân tích an toàn thực hiện công việc
– MAR: Material approval request: Đề nghị kiểm tra chấp thuận vật tư vật liệu
– ITP: inspection test plan : Quy trình kiểm tra nghiệm thu
4- NFI: Notification for Inspection
Khi kết thúc một hạng mục một cv bạn cần có một yêu cầu kiểm tra ng thu gửi đối tác
5- Inspection Report : Báo cáo kiểm tra ng thu
6- ToC: Taking-over Certificate: Chứng chỉ bàn giao
Cái này là cái kết thúc công việc nhé
7- IPC: Interim Payment Claim: Yêu cầu thanh toán định kỳ
Theo điều kiện hợp đồng, mỗi giai đoạn cần làm hồ sơ thanh toán này nhé
8- Contract Liquidation: Thanh lý hợp đồng
(còn cập nhật tiếp)
Nguồn: facebook
http://www.tracdac.vn
Bình luận