Kiến thức

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ

0

Bản đồ: là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực mặt đất lên mặt phẳng ngang theo một phương pháp chiếu nào đó có kể đến ảnh hưởng độ cong trái đất. Tuỳ theo mục đích sử dụng và nội dung biểu diễn, bản đồ được chia làm nhiều loại: bản đồ địa lý, bản đồ du lịch, bản đồ giao thông, bản đồ địa hình,… Trong xây dựng, kiến trúc và quy hoạch, … chủ yếu sử dụng bản đồ địa hình.
Nội dung thể hiện trong bản đồ địa hình bao gồm :
– Cơ sở toán học
– Thủy hệ và các đối tượng liên quan
– Địa hình
– Đường giao thông và các đối tượng liên quan
– Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội
– Thực vật
– Biên giới quốc gia, địa giới hành chính
– Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.
Bình đồ: là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực nhỏ mặt đất lên mặt phẳng ngang
theo phương pháp chiếu thẳng góc và không kể đến ảnh hưởng độ cong trái đất.
Mặt cắt : là hình chiếu thu nhỏ của mặt cắt đứng mặt đất theo một hướng nào đó lên
mặt đứng.

Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài của đoạn thẳng trên bản đồ và độ dài tương ứng
của đoạn thẳng đó ngoài mặt đất. Kí hiệu 1:M
1: M = d: D
Tỷ lệ bản đồ được thể hiện dưới dạng phân số có tử số bằng 1 và mẫu số chẵn trăm.
VD: 1:M = 1:200, 1:M = 1:500,…
Mắt người chỉ phân biệt được hai điểm cách nhau từ 0.1mm, từ đây người ta lấy làm
cơ sở cho độ chính xác biểu diễn bản đồ: mBĐ = 0.2M (mm)
Tức là đoạn thẳng ngoài thực địa có chiều dài lớn hơn 0.2M (mm) mới biểu diễn
được trên bản đồ.

Kích thước tờ bản đồ thường là 50x50cm, và nó chỉ biểu diễn được một khu vực
nhỏ. Để biểu diễn một khu vực lớn, một quốc gia, … phải sử dụng nhiều tờ bản đồ. Để dễ
dàng quản lý và ghép nối, người ta phải phân mảnh và đánh số bản đồ.
Dưới đây trình bày nguyên tắc phân mảnh và đánh số bản đồ trong hệ toạ độ
VN2000 của nước ta [6].
Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 40
x60 là giao nhau của múi 60 chia theo
đường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến.
Ký hiệu múi được đánh số 1, 2, 3,… bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 1800
Đông và 1740 Tây, ký hiệu múi tăng từ Đông sang Tây.
Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái Latin A, B, C… (bỏ qua chữ cái O và I để
tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 00 và 40 Bắc, ký hiệu
đai tăng từ xích đạo về cực.
Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ cái
N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy),
trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh theo
kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa Hà Nội có phiên hiệu là F-48 (NF-8).
Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi
mảnh có kích thước 20×30, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Địa vật là những vật thể do thiên nhiên hay do con người tạo ra như nhà cửa,
đường xá, sông hồ, rừng núi, …
Địa vật được biểu diễn các ký hiệu đơn giản, rõ ràng và thống nhất.
Biểu diễn theo tỷ lệ: đối với những địa vật có hình dáng, kích thước mà khi thu nhỏ
theo tỷ lệ bản đồ vẫn đủ phân biệt hình dáng, kích thước của chúng.
Ví dụ: ao hồ, rừng, làng mạc, thành phố, …
Biểu diễn phi tỷ lệ: đối với những địa vật có kích thước nhỏ mà khi thu nhỏ theo tỷ
lệ bản đồ thì không thể hiện được như cây độc lập, giếng nước, nhà thờ… thì dùng các kí
hiệu đặc trưng. Các kí hiệu này được qui định bởi Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước

Địa hình là hình dáng, độ cao thấp của bề mặt đất. Địa hình rất quan trọng trong việc
lựa chọn phướng án quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình.
Có nhiều phương pháp để biểu diễn địa hình như: phương pháp kẻ vân, phương
pháp tô màu, … nhưng có nhiều ưu điểm và phổ biến nhất hiện nay là phương pháp
đường đồng mức kết hợp ghi chú độ cao.
Phương pháp đường đồng mức:
Đường đồng mức hay đường bình độ là đường nối liền các điểm có cùng độ cao.

Đường đồng mức chính là hình chiếu của giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên và mặt
phẳng song song với mặt thuỷ chuẩn.
Các tính chất của đường đồng mức:
– Đường đồng mức là các đường cong trơn, liên tục và khép kín.
– Các đường đồng mức không cắt nhau.
– Các đường đồng mức càng sít nhau, mặt đất càng dốc. Các đường đồng mức càng
xa nhau, mặt đất càng thoải.
– Đường vuông góc ngắn nhất với hai đường đồng mức kề nhau là đường dốc nhất.
Hiệu số độ cao giữa hai đường đồng mức kề nhau là khoảng cao đều h. Khoảng cao
đều càng nhỏ, địa hình càng được biểu diễn chính xác.
Phương pháp đường đồng mức thường được kết hợp ghi chú độ cao để biểu diễn địa
hình, đặc biệt là những nơi độ cao thay đổi như đỉnh núi, yên ngựa, đáy thung lũng,…

Xem thêm:
– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *