Hướng dẫn

Công nghệ này có ưu điểm gì

0

Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng tạm

Theo Điều 8 của Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của UBND Thành phố, quy định:
Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy hoạch; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định tại Điều 3 Quy định này, nếu có nhu cầu xây dựng thì được xét cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô tối đa 05 tầng; nhưng phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về kiến trúc, cảnh quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường.
a) Đối với khu vực được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị là các công trình hạ tầng kỹ thuật (như: nhà ga, bến xe, đường dự phóng, hành lang bảo vệ đường ray xe lửa, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước… và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật), các công trình hạ tầng xã hội (như: trường học, bệnh viện, công viên, nhà văn hóa…) mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch: được xem xét cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô tối đa 05 tầng, có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch, nhưng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Đối với các công trình, nhà ở trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu; hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch và hành lang bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời các công trình, nhà ở đó ra khỏi khu vực nêu trên: không được phép xây dựng mới, chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô diện tích, kết cấu chịu lực an toàn của công trình.
c) Đối với công trình, nhà ở nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường hiện hữu trong đô thị đã được phê duyệt và công bố lộ giới nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường: được phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu hiện trạng cũ hoặc cấp giấy phép xây dựng tạm để xây dựng cải tạo công trình, nhà ở với quy mô bán kiên cố 01 tầng (trệt, tường gạch, mái tôn hoặc ngói). Nếu hiện trạng là đất trống, không cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở; cho phép cải tạo lại hàng rào, cổng hiện hữu nhưng phải phù hợp với quy định về kiến trúc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Chủ đầu tư phải cam kết và thực hiện tháo dỡ không điều kiện nhà ở, công trình xây dựng khi Nhà nước triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Khi giải phóng mặt bằng để thực hiện theo quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nhà ở, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
4. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường”.
Ghi chú 1:
Khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tạm, chủ đầu tư phải có một trong các loại giấy tờ sau đây: 
1.  Giấy tờ được cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975:
a) Bằng khoán điền thổ;
b) Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở – đất ở, công trình xây dựng) có chứng nhận của Phòng Chưởng khế Sài Gòn, đã trước bạ;
c) Văn tự mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở được pháp luật công nhận hoặc công trình xây dựng (có chứng thực của chính quyền cũ), đã trước bạ;
d) Tờ di chúc hoặc Tờ thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở, công trình xây dựng được Phòng Chưởng khế Sài Gòn hoặc cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ chứng nhận;
đ) Giấy phép cho xây cất nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp, đã trước bạ; 
e) Bản án của cơ quan Tòa án đã có hiệu lực thi hành.
2. Giấy tờ được cấp sau ngày 30 tháng 4 năm 1975:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (do Tổng Cục Quản lý ruộng đất, Tổng Cục Địa chính trước đây hoặc do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành), kể cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời hoặc ghi nợ tiền sử dụng đất;
b) Hợp đồng thuê nhà, đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp thuê lại nhà, đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của bên cho thuê và Hợp đồng thuê nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật có nội dung cho phép bên thuê được đứng tên trong giấy phép xây dựng nhà ở hoặc công trình xây dựng trên đất thuê;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và các công trình khác, trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai qua từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay;
d) Quyết định, Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban xây dựng cơ bản, Sở Xây dựng, Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng, Sở Nhà đất, Ban Quản lý ruộng đất, Sở Địa chính, Sở Địa chính – Nhà đất, Kiến trúc sư trưởng, Ủy ban nhân dân quận – huyện cấp có nội dung công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
đ) Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nhà đất, Sở Địa chính – Nhà đất, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận – huyện cấp theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
e) Tờ di chúc hoặc Tờ thỏa thuận phân chia di sản được lập tại cơ quan công chứng, chứng thực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận; kèm giấy tờ pháp lý về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (nếu có);
g) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu công trình xây dựng được chứng nhận tại cơ quan công chứng, chứng thực hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có nhà ở – đất ở, công trình xây dựng đã trước bạ và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Sở Nhà đất, Sở Địa chính – Nhà đất, Trung tâm Thông tin và Đăng ký nhà đất (hoặc Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường và Đăng ký nhà đất) hoặc Ủy ban nhân dân quận – huyện nơi có nhà ở – đất ở, công trình xây dựng;
h) Quyết định cấp phó bản liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm d của khoản này;
i) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở đối với trường hợp giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
k) Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xây dựng công trình, kèm theo giấy tờ pháp lý xác định chủ đầu tư đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất;
l) Các loại giấy tờ khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.
Ghi chú 2:


Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng tạm


– Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 hoặc tỷ lệ 1/500; kèm theo họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới;
– Mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt điển hình của công trình, tỷ lệ 1/100 hoặc tỷ lệ 1/200;
– Mặt bằng móng công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100 hoặc tỷ lệ 1/200.

Xem thêm:
– Sử dụng bản đồ địa chính
– Công tác trắc địa công trình
– Đo vẽ bản đồ địa hình
– Top 5 đơn vị uy tín nhất trong ngành Đo đạc
– Đơn giá đo đạc mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
– Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh
– Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử
– Kiến thức trắc địa, kiến thức đo đạc

– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa
– Trái đất và cách biểu thị bề mặt trái đất
– Hướng dẫn đưa bản vẽ Autocad lên Google Earth bằng phần mềm Dpsurvey
– Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *