Kiến thức

Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc

0

Nội dung phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc

Đo vẽ chi tiết bản đồ thường áp dụng phương pháp tọa độ cực. Dựa trên cơ sở hệ toạ độ cực, ngoài thực địa lấy các điểm khống chế là tâm cực, đường nối giữa điểm tâm cực với các điểm khốngchế khác là trục cực. Một điểm chi tiết i nào đó được xác địng bởi ba thông số: góc cực βi, khoảng cách cực Di và chênh cao hi của điểm chi tiết so với điểm tâm cự. Sau khi đo chi tiết ở ngoài thực địa, ở trong phòng tiến hành tính sổ đo chi tiết đồng thời dùng dụng cụ hoặc các phần vẽ bản đồ để xác định vị trí các điểm chi tiết trên bản đồ và dùng hệ thống ký hiệu và đường đồng mức để biểu diễn bản đồ.

Đo đạc thực địa – dịch vụ đo đạc

Đặt máy kinh vĩ vào điểm trạm đo (điểm khống chế), thực hiện ba thao tác cơ bản: định tâm, cân bằng, định hướng “0” theo hướng trục cực. Khi đo chi tiết, việc đo góc bằng chỉ thực hiện ở vị trí bàn độ trái. Khoảng cách từ máy tới mia đo một lần theo phương pháp thị cự mia đứng. Độ chênh cao các điểm chi tiết xác định theo phương pháp đo cao lượng giác.
Một điểm chi tiết người đứng máy phải đo bốn số liệu gồm khoảng cách từ máy tới mia D, chiều cao điểm ngắm lv, góc bằng β và số đọc bàn độ đứng VT. Mỗi trạm máy còn phải đo chiều cao máy i để tính chênh cao các điểm.
Đặt mia lần lượt đặt mia tại các điểm đặc trưng của địa hình và địa vật gồm:
– Các điểm đắc trưng cho địa vật: những điểm nằm trên biên của địa vật tại những vị trí đặc trưng cho hình thể của địa vật đó. Thường là các điểm khống chế trắc địa, các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kiến trúc, phần lộ ra của các công trình gầm… Các công trình điện lực, bưu chính viễn thông như trạm, trụ điên, đường dây…Các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường băng, nhà ga, sân đỗ, cầu cống … Hệ thống thuỷ văn sông như suối, hồ ao, bể nước. Diện tích gập nước, bờ biển, kênh mương. Hệ thống phân phối nước, cung cấp nước như giếng, tháp nước, bể lọc, bể chứa…

Mật độ điểm mia và khoảng cách từ máy tới mia quy định 

ban-do-dia-hinh

Mật độ điểm đo theo từng loại tỷ lệ bản đồ

– Các điểm mia đặc trưng cho địa hình gồm các điểm nằm trên ranh giới của các miền địa hình có độ dốc khác nhau, điểm cao nhất, điểm thấp nhất, lòng chảo. Các điểm nằm trên đường phân thuỷ, tụ thuỷ, yên ngựa. Độ cao mực nước trong hồ, ao, sông ngòi. Người ghi sổ ngoài việc ghi các số liệu do người đứng máy đọc vào sổ đo chi tiết, còn phải vẽ sơ họa khu đo. Bản sơ họa lấy trạm đo và hướng chuẩn làm gốc, trên đó thể hiện sơ hoạ địa hình
và địa vật khu đo, ghi số điểm mia theo số thứ tự đã đánh trong sổ đo. Có như vậy công tác nội nghiệp mới đảm bảo tính chính xác khi nối địa vật và thể hiện địa hình.

 

Lap-binh-do

Mẫu sổ đo chi tiết đo đạc lập bản đồ

 Công tác nội nghiệp còn gọi là công tác biên vẽ bản đồ

– Tính sổ đo chi tiết gồm: chuyển chiều dài nghiêng S về nằm ngăng D; tính góc đứng V; tính chênh cao và độ H của các điểm chi tiết.
– Vẽ khung lưới ô vuông, kiểm tra các cạnh ô vuông không chênh nhau quá 0.2mm, các đường chéo ô vuông không chênh nhau quá 0.3mm. Xác định các điểm khống chế lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ vuông góc. Vẽ ký hiệu điểm khống chế và bên cạnh ghi một phân số với tử số là tên điểm, mẫu là độ cao.
– Xác định các điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ cực bằng các dụng cụ văn phòng như: thước đo độ, thước tỷ lệ, thước mm. Các điểm chi tiết được đánh dấu bằng bút chì và ghi trị số độ cao các điểm mia. Các dấu chấm chì đánh dấu điểm chi tiết nằm cách góc dưới phía tây của số ghi độ cao 1,5mm.
– Dùng các ký hiệu quy ước để thể hiện địa vật và vẽ đường đòng mức thể hiện dáng đất.

 Kiểm tra, đánh giá độ chính xác bản đồ địa hình

Kiểm tra khống chế:

Kiểm tra sai số giới hạn vị trí điểm lưới khống chế sau bình sai so với điểm gốc không vượt quá 0.3mm đối với miền đồi núi và 0.2mm đối với vùng quang đãng theo tỷ lệ bản đồ. Sai số giới hạn về độ cao các điểm khống chế so với điểm độ cao gốc không vượt quá 1/5 khoảng cao đều đường đồng
mức đối với vùng đồng bằng và 1/3 đối với miền núi.

– Kiểm tra các điểm chi tiết:

sai số trung bình vị trí các địa vật cố định trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất không được vượt quá 0.5mm ( vùng núi 0.7mm). Trong thành phố và khu công nghiệp sai số vị trí tương hỗ giữa các điểm địa vật quan trọng, cố định không vượt quá 0.4mm trên bản đồ. Sai số trung bình các điểm địa hình so với độ cao điểm khống chế gần nhất tính theo khoảng cao đều không vượt quá quy định ở bảng

dich_vu_do_dac_dia_hinh

Sai số cho phép khi đo vẽ bản đồ địa hình

Giá trị độ lệch cho phép bằng hai lần sai số trung bình ở trên. Số lượng điểm có độ chênh lệch bằng hoặc vượt độ chênh lệch cho phép không được quá 10% tổng số điểm kiểm tra.

Quý khách có nhu cầu đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình, quý khách cần dịch vụ đo đạc vui lòng gọi Mr Phúc 0924 063 888

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *