Hướng dẫn

Nội dung và yêu cầu khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn

0

Nội dung của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn chuyên ngành phải thể hiện đầy đủ các yếu tố sau:Yếu tố địa hình: Đường đồng mức và độ cao của tất cả các điểm đặc trưng;
Yếu tố địa vật : Nhà cửa và các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống thủy lợi, đường ống, dây dẫn, hồ ao, sông ngòi…và các hiện tượng địa chất quan sát được như các hiện tượng đứt gãy, sụt lở, cátstơ v.v…
Mức độ chi tiết của bản đồ phải phù hợp với mức độ khái quát hóa của từng tỷ lệ. Độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn được quy định như sau:
Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi sai số trung phương tổng hợp vị trí mặt bằng và độ cao các điểm địa hình, địa vật và được quy định là:
mp = 0,3mm trên bản đồ đối với khu vực đang hoặc sẽ xây dựng;
mp = 0,4mm trên bản đồ đối với khu vực xây dựng thưa thớt;
mH = (1/3  1/4)h, (lấy hệ số 1/3 cho vùng đồi núi, 1/4 cho vùng đồng bằng), trong đó h là khoảng cao đều giữa các đường đồng mức.
Đối với công tác thiết kế, sai số vị trí điểm tương hỗ giữa các địa vật quan trọng rõ nét không được vượt quá 0,2mm trên bản đồ. Độ chi tiết của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với hiện trạng của chúng ở trên mặt đất. Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết đòi hỏi càng cao. Sai số do khái quát địa vật rõ nét đối với bản đồ tỷ lệ lớn không được vượt quá 0,5mm trên bản đồ. Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bởi mức độ dày đặc của các đối tượng cần đo vẽ và khả năng biểu diễn được trên bản đồ. Độ đầy đủ của bản đồ được xác định bằng kích thước nhỏ nhất của đối tượng cần đo vẽ và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng trên thực địa, giá trị này không được lớn hơn 0,2mm trên bản đồ. Như vậy, tất cả các địa vật có kích thước (độ lớn) và cách nhau từ 0,2mm trở lên tính theo tỷ lệ bản đồ đều phải được đo vẽ và biểu diễn lên bản đồ.
Nội dung của bình đồ địa hình phụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ và những quy định của các quy phạm chuyên ngành cũng như những nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể do chủ đầu tư hoặc cơ quan thiết kế yêu cầu. Tỷ lệ đo vẽ sẽ ảnh hưởng tới mật độ và độ chính xác của các điểm khống chế trắc địa, tới quy trình công nghệ đo vẽ, tới thời hạn và hiệu quả của công việc. Tỷ lệ đo vẽ lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng bình đồ, diện tích khu vực đo vẽ, mức độ và độ chính xác biểu diễn thực địa, vào các giai đoạn thiết kế và nhiều yếu tố khác. Địa hình, địa vật được biểu diễn lên bình đồ theo tỷ lệ và bằng các ký hiệu quy ước giả định. Tuy nhiên, có thể khái quát những nội dung đo vẽ chính như sau:
Trên bình đồ tỷ lệ 1: 500, khu xây dựng được biểu diễn theo từng ô phố có phân chia rõ các toà nhà công cộng, cơ quan hoặc nhà ở. Đồng thời chỉ rõ những công trình chính như các cột điện ở những góc ngoặt, cột cây số, điểm khống chế toạ độ, độ cao. Còn trên bình đồ các tỉ lệ từ 1: 2 000 đến 1: 500 phải chỉ rõ ranh giới ô phố, khu nhà, khu xây dựng, tất cả các toà nhà và công trình, có chỉ rõ loại nhà, số tầng, vật liệu xây dựng, và những chi tiết kiến trúc được biểu diễn lên bình đồ có kích thước từ 0,4mm trở lên. Cần thể hiện chi tiết địa vật bên trong mỗi khu nhà, ô phố như khu trồng cây, vườn hoa, cây độc lập… cũng như địa vật trên đường phố, quảng trường, các tượng đài, đường ray, đèn tín hiệu, loại đường, hệ thống ga, cống ngầm, bờ nước. Kênh mương, sông rạch được đo vẽ cả hai bờ nếu nó được biểu diễn trên bình đồ với chiều rộng lớn hơn 3mm và đo vẽ một bên bờ nếu chiều rộng được biểu diễn nhỏ hơn 3mm.
Trên khu vực xây dựng có thể không cần phải đo vẽ các công trình tạm, lán trại, công trình di động trên đường phố hoặc trong khu phố cũng như các hàng rào che chắn, bảo vệ trên mặt bằng xây dựng.
Khi đo vẽ tỷ lệ 1: 500 trên những khu vực có mật độ xây dựng dày đặc, có thể biểu diễn địa hình bằng cách ghi độ cao các điểm đặc trưng trên đường phó, hè phố, giếng thu nước, hố ga, các đường ranh giới, hệ thống ngầm …
8.3. Đo vẽ bình đồ bằng máy kinh vĩ (phương pháp giảii tích)
Quá trình thành lập bình đồ ranh giới, địa vật nhờ máy kinh vĩ, thước thép hoặc dụng cụ đo dài khác có độ chính xác tương đương, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chính là đo vẽ bằng máy kinh vĩ và được gọi là đo vẽ mặt bằng. Đo vẽ bằng máy kinh vĩ thường được áp dụng trên những khu vực nhỏ, bằng phẳng, khi địa hình, dáng đất không phải là yếu tố chủ yếu, trên đường phố và trong lòng khu phố. Bình đồ chỉ thành lập đến tỷ lệ không nhỏ hơn 1 : 5 000 (phương pháp này chỉ được áp dụng để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn), thường là tỷ lệ 1: 2000, 1: 1000 và 1:500.
Lưới khống chế đo vẽ (xem 7.2) thường được xây dựng bằng cách lập các đường chuyền kinh vĩ. Đó là những đường gãy khúc khép kín hoặc không khép kín, các đỉnh của chúng được đánh dấu bằng cọc gỗ hoặc bê tông. Để xác định toạ độ các điểm, người ta đo tất cả các góc và các cạnh của đường chuyền. Đối với những khu vực nhỏ, lưới khống chế đo vẽ có thể chỉ là một đường chuyền đơn khép kín hoặc không khép kín. Đường chuyền kinh vĩ còn được sử dụng trong các công tác trắc địa công trình.
Đo vẽ bình đồ bằng máy kinh vĩ bao gồm các giai đoạn chủ yếu như công tác chuẩn bị, khảo sát khu vực đo vẽ, chôn mốc (gia cố các điểm bằng các mốc chắc chắn), đo đạc ngoại nghiệp và các công tác nội nghiệp.
Xem thêm
Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình
Nội dung và yêu cầu khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn
– Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử
– Kiến thức trắc địa, kiến thức đo đạc

– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa
– Trái đất và cách biểu thị bề mặt trái đất
– Hướng dẫn đưa bản vẽ Autocad lên Google Earth bằng phần mềm Dpsurvey
– Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
– Dịch vụ đo vẽ nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *