Hướng dẫn

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TS 06 Plus phần 4

0
do-ve-hoan-cong

Trong đo đạc muốn thực hiện đo vẽ bản đồ, bản vẽ hiện trạng sử dụng dất hoặc định vị công trình hay định vị cắm ranh thửa đất người cán bộ đo đạc phải thiết lập trạm máy.

Tùy thuộc vào loại hình đo đạc khác nhau thì có cách thiết lập trạm máy khác nhau. Trong đo đạc thành lập bản đồ địa hình, đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà đất chúng ta thường sử dụng cách thiết lập trạm máy bằng cách định hướng tọa độ và định hướng góc. Trong trắc địa công trình, định vị cắm ranh, định vị tim cọc thì ta có thể định hướng bằng tọa độ, giao hội để thiết lập trạm máy.

Có một số bạn có nhắn tin và gọi điện hỏi Đơn giá đo đạc cắm mốc là bao nhiêu. Nhân đây bên mình cũng xin trả lời cho các bạn có cùng thắc mắc Lệ phí đo đạc và cắm mốc. Đơn giá đo đạc cắm mốc, lệ phí đo đạc cắm mốc có nhiều yếu tố để cấu thành. Nếu bạn định vị cắm mốc với số lượng lớn thì giá sẽ khác, cắm số lượng rất ít thì giá khác, đo vẽ cắm mốc xong bàn giao ngay giá khác, đo dạc cắm mốc bàn giao xong đơn vị đo đạc có bảo hành, cắm lại, kiểm tra lại khi chủ đầu tư yêu cầu sẽ có giá khác.

Để đo đạc thuận lợi và chính xác, người cán bộ đo đạc cần phải định hướng, thiết lập trạm máy trước khi đo đạc.

Thiết đặt điểm trạm máy Setstation

Sau khi cân bằng dọi tâm chính xác chúng ta tiến hành thiết đặt trạm máy. Khi bấm nút Power để khởi động máy toàn đạc, màn hình Leica Flexfield Plus xuất hiện với sáu ứng dụng. Ta đưa ánh sáng đến ứng dụng Programs và bấm enter hoặc bấm số 2 trên phím  bên phải màn hình.

Sau khi bấm vào ứng dụng Programs thì màn hình Programs 1/3 xuất hiện, có các ứng dụng: Station Setup, Survey, Stakeout, Referent Line, Referent Arc, Referent Plane.

Để thiết lập trạm máy chúng ta tiến hành bấm số một trên bàn phím hoặc đưa ánh sáng đến ứng dụng Stn.Setup và bấm enter. Khi ta bấm vào Stn.Setup thì màn hình Station setup 1/2 xuất hiện.

Để chọn kiểu thiết lập trạm máy ta bấm F4 (Cont). Sau khi bấm phím F4 (Cont) thì màn hình Station Setup xuất hiện. Ta bấm mũi tên sang phải hoặc sang trái để lựa chọn. Mỗi kiểu lựa chọn thì máy sẽ cho chúng ta biết thông tin cụ thể của lựa chọn đó.

Ví dụ: Ori.with Coord, máy sẽ hiển thị dòng chữ “Station is know. Measure 1 or more know target to compute Orientation and Height” có nghĩa là Trạm máy được biết khi đo đến 1 hoặc nhiều mục tiêu đã biết để tính toán định hướng và độ cao. Khi ta bấm F4 (Cont) thì màn hình Enter Station Data xuất hiện.

Màn hình Enter Station Data có các thông tin sau:

Station: Trạm máy, điểm đặt máy, ở đây ta có thể nhập tên điểm đặt máy.
Hi: chiều cao máy, khoảng cách từ tâm mốc đến tâm máy toàn đạc thường là có dấu gạch ngang hoặc dấu chấm trên thân máy

F1 (Find): Tìm điểm

F2 (List): danh sách điểm

F4 (⇓): Bấm để sang trang hiển thị thêm ứng dụng Map và ENH nhập tọa độ.

Ta có thể nhập tên điểm trạm máy tại dòng Station sau đó bấm F1 (Find) để tìm điểm trạm máy, hoặc bấm F2 (List) sau đó bấm mũi tên lên hoặc xuống đến khi xuất hiện điểm trạm máy thì dùng dừng lại và bấm F1 (View) để kiểm tra tọa độ.

Thiết lập điểm định hướng Set Orientation

Nếu tọa độ chúng ta nhập chính xác thì bấm enter sau đó bấm F3 (Cont) để chọn điểm trạm máy. Sau khi bấm F3 (Cont) thì màn hình Enter target point xuất hiện. Dòng PtID là nơi nhập tên điểm định hướng. ngoài ra trên màn hình Enter target point có 3 phím chức năng 

List: danh sách điểm
ENH: Nhập tọa độ điểm định hướng
Map: Vị trí điểm trên bản đồ.

Khi màn hình Enter Target Point ta bấm F1 (List), màn hình Point Found xuất hiện. 

Ta bấm mũi tên lên hoặc xuống đến khi ánh sáng tên tên điểm định hướng thì dừng lại và bấm F1 (View) để xem tọa độ chúng ta nhập có chính xác hay không, nếu chính xác ta bấm enter.

Sau khi bấm enter màn hình Sigh target Point 1/ xuất hiện.

Lúc này người cán bộ đo đạc quay máy ngắm chính xác gương đang đặt tại điểm định hướng và bấm F3 (Store). Sau khi bấm F3 (Store) màn hình Station Setup Result xuất hiện.

F1 (Measure more point): Đo thêm điểm
F2 (Measure in other face): Định hướng thêm ở vị trí bàn độ khác
F3 (Access Tolerances): Truy cập điều chỉnh giới hạn sai số định hướng
F4 (Compute): Tính toán

Nếu trong khu vực đo đạc có nhiều điểm khống chế mặt bằng thì chúng ta có thể đo thêm điểm khác. Trường hợp điểm đặt máy không thông hướng tới nhiều điểm thì chúng ta có thể  bấm F4 (Compute) để máy tính toán.

Khi màn hình Station Setup Result 1/2 xuất hiện ta bấm F4 (set)

H0 old : Tức là H0 là giá trị độ cao của điểm trạm máy nhập vào.
H0 new: Là giá trị độ cao tính được dựa trên độ cao của điểm định hướng.
∆ H0 : Cho biết độ lệch (sai số) cao độ giữa giá trị ban đầu và giá trị mới tính được, tức mức độ tin cậy của mốc độ cao tại trạm máy, người dùng có thể dựa vào đó mà kiểm tra lại mốc hoặc ấn phím [Old] hoặc [New], như vậy tới đây là việc định hướng đã hoàn thành. Ví dụ chúng ta bấm F4 (New)

Trên màn hình sẽ xuất hiện dòng chữ: Station & Orientation Set ! Máy thông báo chúng ta đã thiết đặt trạm máy bằng phương pháp định hướng tọa độ đã thành công. Máy trở về màn hình Programs 1/3.

Để tiến hành đo chi tiết, đo đạc lập bản vẽ hiện trạng, đo đạc lập bản đồ dịa hình các loại ta bấm vào Survey hoặc bấm phím số 2

 

Xem thêm

Đo đạc và cắm mốc

Dịch vụ đo đạc thành phố Thủ Đức

Mời các bạn xem tiếp phần 1, 2, 3 và các phần tiếp theo…

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TS 06 Plus – Phần 1
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica TS06 Plus-Phần 2
–  Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica Ts06 Plus Phần 3
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Leica TS 06 Plus phần 5

 

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *