Hướng dẫn

Sai số 2C sai số MO và các loại sai số trong đo đạc

0
  1. Sai số 2C là gì
    Sai số 2C là sai số khi trục ngắm của ống kính máy đo đạc không vuông góc với trục quay của ống kính. Nếu điều kiện trục ngắm của ống kính không vuông góc với trục quay của máy đo đạc thì sẽ gây ra sai số 2C.
Hình 1: Sai số 2C khi trục quay ống kính H’H’ không vuông góc với trục ngắm CC

Nếu trục ngắm CC vuông góc với trục quay ống kính H’H ‘ thì khi ống kính quay xung quanh trục H’H ‘ trục CC sẽ quét thành một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng ngắm chuẩn) và trị số hướng trên bàn độ ngang tương ứng với mọi vị trí của trục CC luôn luôn là số đọc N ( hình 1a ) . Nếu trục CC không vuông góc với trục H’H ‘ thì khi ống kính quay quanh trục H’H ‘ trục CC sẽ quét trong không gian một hình nón ( hình 1d ) . Lúc này ở vị trí thuận kính (ống kính nằm bên trái bàn độ đứng ) trị số hướng tương ứng với trục CC trên bàn độ ngang là số đọc L’ ( left ) còn ở vị trí đảo kính là số đọc R’ (right ) . Nếu CC vuông góc với H’H , khi ống kính ngắm cùng một mục tiêu thì có số đọc đúng , thuận kính là L , SỐ đọc đúng đảo kính là R và L = R – 180 ° = N.
Nếu CC không vuông góc với H’H ‘ thì :
L = L’ -C
R = R ‘ + C
Trong đó L’, R’ là các số đọc có sai số ngắm chuẩn.
Từ đó ta có C={L-(R-180°)}/2
và số đọc đúng ở vị trí thuận kính là
N={L+[R-180°]}/2= {L’+[R’-180°]}/2
N=L’-C
2. Kiểm nghiệm sai số 2C
Chọn một điểm ngắm A, có độ cao bằng dộ cao của máy. Cân bằng máy chính xác. Ở vị trí thuận kính, dùng ốc vi động ngang và vi động đứng ngắm chính xác đưa chỉ đứng lưới chỉ chữ thập trùng với điểm mục tiêu A. Ta đọc số trên bàn độ ngang Hz trên màn hình được L’, Ví dụ: L’=45°39’24”. Sau đó chúng ta đảo kính (Bàn độ phải), quay ống kính 180° rồi ngắm chính xác điểm A, ta đọc được số trên bàn độ ngang Hz trên màn hình R’=225°39’28”. Theo công thức trên thì ta tính được trị số C:
C={45°39’24”-[225°39’28”-180°]}/2=(00°00’4”)=00°00’02”
Sai số 2C cho phép được quy định từng cấp hạng đo cụ thể, từng loại công công trình cụ thể.

Nếu sai số 2C vượt quá quy chuẩn, quy phạm thì nên đưa đến các trung tâm kiểm định hiệu chuẩn uy tín để chỉnh sửa và kiểm định, không nên tự làm nếu bạn không có kiến thức về sửa chữa kiểm định máy toàn đạc điện tử

3. Sai số chỉ tiêu MO là gì
Kiểm nghiệm sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MO hoặc MZ), Bản chất sai số MO. Từ đặc điểm cấu tạo của bàn độ đứng và thang đọc số đã trình bày trong mục 3 ta thấy , khi trục ngắm CC nằm ngang , góc đứng V=0° thì đường nối hai vạch “0° – 0° ” ( hoặc 0° – 180°) trên bàn độ đứng phải trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch ” 0 ” trên thang đọc số (hình 2) . Nếu điều kiện này không đảm bảo sẽ sinh ra sai số chỉ tiêu và ký hiệu là MO . ( Lưu ý rằng để thuận tiện cho việc đọc số , trong ống kính hiển vi người ta gắn hệ lăng kính để xoay ảnh của bàn độ đi 180° còn ảnh của thang đọc số xoay đi 90 ° ). Sai số MO chính là số đọc thực tế so với số đọc lý thuyết 00°00’00 ” khi thang đọc số đã được cân bằng và trục CC của ống kính trùng với đường nằm ngang HH . Nếu đã chỉnh tốt sai số 2C và 2i thì chỉ còn hai nguyên nhân cơ bản gây nên sai số MO là bộ phận cân bằng ống thủy dài hoặc bộ tự cân bằng, không chuẩn xác và giao điểm của lưới chỉ chữ thập bị dịch chuyển theo hướng dọc theo chỉ đứng). Trị số MO chỉ có thể xác định được khi góc đứng V được đo hai vị trí bàn độ đứng L và R. Để cho dễ hiểu , khi phân tích ta xét cho trường hợp mô tả trên hình 2 với đường kính gốc khắc 0° – 180°
Khi ngắm một điểm P ở hai vị trí thuận và đảo kính thì góc hợp bởi trục ngắm CC và đường ngắm ngang HH là góc đứng V. Số đọc thực tế là L và R ‘ được tính từ trục CC ( đường kính 0 ° – 180 °) trên bàn độ đứng đến vạch ” O ” trên thang đọc số . Vì vạch chuẩn 0 của thang đọc số không trùng với đường nằm ngang HH nên góc hợp giữa chúng chính là sai số chỉ tiêu MỌ . Từ hình 2, ở vị trí thuận kính (ống kính nằm phía bên trái bàn độ đứng )
ta có : V = L ‘ – MO
Còn ở vị trí đảo kính : V = 360° – R’ + MO
Lấy trị trung bình cộng, ta có:
V={L’-[R’+360°]}/2 nghĩa là trong kết quả đã loại trừ được sai số MO
Để xác lập công thức tính MO ta lấy hiệu 2 biểu thức, được:
MO= {[L’+R’-360°]}/2=0.5x{[L’+R’-360°]}

Xem thêm:
– Đơn giá đo đạc mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
– Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh
– Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử
 Kiến thức trắc địa, kiến thức đo đạc

– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa
– Trái đất và cách biểu thị bề mặt trái đất
– Hướng dẫn đưa bản vẽ Autocad lên Google Earth bằng phần mềm Dpsurvey
– Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *