Kiến thức

Khái niệm chung về tổng quát hoá dịch vụ đo đạc bản đồ

0

Trong lĩnh vực đo đạc lập bản đồ, dịch vụ đo đạc bản đồ ứng dụng nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong như trong nghiên cứu khóa học. Dịch vụ đo đạc bản đồ trong lĩnh vực địa chính, công ty đo đạc sẽ đo vẽ lập bản vẽ hiện trạng vị trí nhà đất. Đo vẽ bản đồ địa chính các loại tỷ lệ. Đo vẽ bản đồ địa hình, đo đạc khảo sát địa hình. Đo đạc cắm mốc ranh nhà đất, định vị ranh, đo dạc xác định ranh.

Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ

 Khác với ảnh hàng không, ảnh vũ trụ hay các tranh ảnh về bề mặt trái đất, nội dung trên bất kỳ bản đồ nào cũng đều phải trải qua quá trình lựa chọn, khái quát để thể hiện các đặc trưng cơ bản nhất của các đối tượng, hiện tượng bản đồ.

Tổng quát hoá bản đồ là sự lựa chọn và khái quát các đối tượng được thể hiện trên bản đồ cho phù hợp với mục đích sử dụng, tỷ lệ, đề tài bản đồ và các đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ.

Khi thành lập bản đồ thì điều cần thiết và không thể thiếu được là quá trình tổng quát hoá nội dung bản đồ. Tổng quát hóa nội dung bản đồ là một trong những cơ sở lý thuyết và thực hành của giai đoạn thiết kế và thành lập bản đồ.

 Thực chất của tổng quát hoá bản đồ là truyền đạt lên bản đồ các đặc điểm cơ bản và các tính chất đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng và mối liên hệ giữa chúng. Việc tổng quát hoá bản đồ được biểu hiện với việc khái quát các đặc trưng chất lượng, số lượng của các đối tượng, biến đổi các khái niệm riêng vào khái niệm chung, lược bỏ những chi tiết nhỏ, thứ yếu để phản ánh rõ những đặc trưng cơ bản trong sự phân bố không gian.

Tổng quát hoá bản đồ không chỉ đơn thuần là lược bỏ những thông tin không cần thiết của tư liệu bản đồ mà nó còn là sự tổng hợp nhằm tạo ra các thông tin mới để thể hiện trên bản đồ đặc trưng cho đối tượng, hiện tượng bản đồ. Mức độ tổng quát hoá càng cao thì càng làm nổi bật những đặc điểm quan trọng của đối tượng, càng chỉ rõ những quy luật phân bố, phát triển và mối quan hệ không gian giữa các đối tượng.

Chính vì vậy, chất lượng tổng quát hoá bản đồ (chất lượng bản đồ) trước hết phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của các nhà bản đồ (biên tập viên, người thành lập bản đồ) đối với thực chất nội dung của các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị. Việc lựa chọn các đối tượng sẽ phụ thuộc vào mục đích của bản đồ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ

  Ảnh hưởng của mục đích sử dụng bản đồ

Trên bản đồ chỉ biểu thị các đối tượng và hiện tượng phù hợp với mục đích của nó.

Những đo đạc bản đồ có cùng đề tài, cùng tỷ lệ nhưng mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau. Ví dụ trên các bản đồ giáo khoa, nội dung đơn giản hơn, các ký hiệu có kích thước lớn hơn, màu sắc rực rỡ, rõ ràng hơn so với bản đồ tra cứu.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ trong đo đạc bản đồ

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát hoá bản đồ và đo đạc bản đồ mà chúng ta dễ dàng nhận biết nhất.

Những bản đồ có cùng đề tài, cùng mục đích sử dụng nhưng có tỷ lệ khác nhau thì mức độ tổng quát hoá khác nhau. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì thể hiện càng chi tiết nội dung; ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái lược. Đây có thể  thấy là điều tất nhiên vì từ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ, diện tích vùng lãnh thổ trên bản đồ bị thu hẹp (theo mức độ chuyển đổi tỷ lệ). Trên một diện tích hẹp như vậy không thể chứa đựng lượng thông tin lớn như trên bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Do đó, tỷ lệ càng nhỏ càng phải loại bỏ nhiều chi tiết và khái quát chúng vì lúc này, phạm vi bao quát không gian của bản đồ càng lớn dẫn đến ý nghĩa của đối tượng trên bản đồ cũng thay đổi theo (có đối tượng trên bản đồ tỷ lệ lớn là quan trọng nhưng trên bản đồ tỷ lệ nhỏ lại có thể loại bỏ, bỏ qua).

Ảnh hưởng của đề tài đo đạc lập bản đồ và kiểu bản đồ

 Đề tài đo đạc bản đồ quyết định phạm vi các yếu tố nội dung cần thể hiện; quyết định những yếu tố nào cần thiết được thể hiện chi tiết, những yếu tố nào chỉ cần thể hiện sơ lược, thậm chí có thể bỏ qua không thể hiện. Kiểu bản đồ khác nhau cũng cho ta sự khái quát và thể hiện nội dung khác nhau. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ta so sánh các bản đồ có cùng mục đích, cùng tỷ lệ nhưng đề tài nội dung khác nhau.

Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ

Khi tổng quát hoá bản đồ cần phải xem xét đến đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ mà bản đồ cần thể hiện, bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau trong điều kiện địa lý khác nhau. Ví dụ một nguồn nước, giếng nước ở hoang mạc; sa mạc có ý nghĩa rất lớn nên bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ nhưng giếng nước ở đồng bằng hay vùng ven biển, ta có thể bỏ qua không thể hiện.

Khi thiết kế thành lập bản đồ bao giờ người ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm địa lý của vùng lãnh thổ cần lập bản đồ để từ đó xác định ý nghĩa của đối tượng và xác định nội dung bản đồ.

Đối với những vùng lãnh thổ lớn có đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp, khác nhau, để xác định mức độ tổng quát hoá nội dung đo đạc bản đồ chính xác, đầy đủ, người ta có thể chia ra thành những vùng nhỏ hơn. Trên mỗi vùng nhỏ này sẽ xác định chỉ tiêu chọn lọc, lấy bỏ, khái quát các đối tượng đo đạc bản đồ. Ví dụ, dựa vào điều kiện địa hình người ta chia ra thành: Vùng đồng bằng ven biển và châu thổ các sông, vùng trung du đồi núi thấp, vùng núi đá, núi cao.

Nếu dựa vào các đai khí hậu: chia thành vùng xích đạo, cận nhiệt đới, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới và các vùng bắc cực, nam cực.

Ảnh hưởng của các tư liệu dùng để thành lập bản đồ

Một trong những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổng quát hoá bản đồ là sự cung cấp tư liệu bản đồ. Quá trình thiết kế và thành lập bản đồ nếu được cung cấp đầy đủ tư liệu, các thông tin của tư liệu mới, chính xác, đồng nhất sẽ thuận lợi rất nhiều và bản đồ được thành lập sẽ đầy đủ về nội dung (đáp ứng được mục đích, đề tài bản đồ). Trong trường hợp các tư liệu bản đồ không có, không được cung cấp đầy đủ, các thông tin lấy được từ tư liệu đã cũ, mức độ đồng nhất (đơn vị đo, khái niệm) kém tất nhiên nội dung bản đồ sẽ kém chính xác và sơ lược.

Ảnh hưởng của sự trình bày bản đồ

Nội dung trên bản đồ qua quá trình tổng quát hoá sẽ được thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu quy ước và ghi chú trên bản đồ. Bản đồ được thể hiện bằng nhiều ký hiệu, nhiều màu sắc sẽ làm tăng khả năng truyền đạt thông tin (độ chi tiết, đầy đủ nội dung), kích thước của các ký hiệu quy ước, chữ số trên bản đồ cũng là một phương tiện để thể hiện các đặc trưng về số lượng, chất lượng của các đối tượng và hiện tượng trên bản đồ. Do đó, tương ứng với mục đích và tỉ lệ bản đồ cũng cần chọn phương pháp trình bày bản đồ thích hợp trong quá trình tổng quát hoá bản đồ.

Kỹ thuật và công nghệ thành lập bản đồ

cũng ảnh hưởng đến độ chính xác và mức độ chi tiết nội dung bản đồ.

Bản đồ làm trên giấy, trên điamát hay trên màng khắc phụ thuộc vào khả năng của các dụng cụ vẽ, điều này làm cho chất lượng bản vẽ và độ chính xác của các yếu tố nội dung cũng khác nhau, mức độ chi tiết khác nhau.

Công nghệ thành lập bản đồ có sử dụng máy tính điện tử cho độ chính xác cao hơn – chi tiết hơn về nội dung bản đồ so với công nghệ truyền thống. Nhưng về mức độ trực quan, cảm nhận thông tin bản đồ thì bản đồ thành lập bằng phương pháp cổ truyền vẫn có nhiều ưu thế.

Xem thêm:

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *