Kiến thức

Bản đồ địa hình – Mặt cắt địa hình

0

Bản đồ địa hình là gì?

Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ một phần bề mặt đất lên mặt phẳng nằm ngang với một phép chiếu và một tỉ lệ nhất định.

Nội dung của bản đồ địa hình bao gồm:
Địa vật: nhà cửa, đường sá, ao hồ, cây cối, trụ điện…
Địa hình (dáng đất): là những điểm thể hiện sự lồi lõm hay cao thấp của bề mặt đất.

Mặt cắt địa hình là hình chiếu thu nhỏ theo tỉ  lệ nhất định mặt cắt mặt đất theo một hướng đã  chọn lên mặt phẳng thẳng đứng.
Mặt cắt địa hình được chia thành 2 loại :
Mặt cắt dọc (Trắc dọc): được thể hiện theo 2 tỉ lệ đứng và ngang, tỉ lệ đứng thường lớn hơn tỉ lệ ngang 10 lần
Mặt cắt ngang (trắc ngang): có tỉ lệ đứng và tỉ lệ ngang bằng nhau.
Tỷ lệ bản đồ: là tỷ số giữa độ dài một đoạn  thẳng trên bản đồ với độ dài của chính đoạn  thẳng đó ngoài thực địa.

Thước tỷ lệ

Độ chính xác bản đồ theo tỷ lệ: t = 0,1mmxM
t = Dmin = 0,1mmxM

  • Bản địa hình tỷ lệ lớn: 1/500; 1/1000, 1/2000, 1/5000
  • Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình: 1/10.000; 1/25.000;  1/50.000
  • Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ: 1/100.000; 1/200.000;  1/500.000; 1/1000.000

    BIỂU DIỄN ĐỊA HÌNH LÊN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
    Biểu diễn địa hình có thể sử dụng các phương  pháp: phối cảnh, tô bóng, ghi độ cao, đường đồng mức

    1. Phương pháp ghi độ cao:

    Thể hiện lại chính  xác giá trị cao độ  tại các điểm đo  trực tiếp ngoài  thực địa.

    2. Phương pháp đường đồng mức
    Đường đồng mức: là đường nối liền những điểm  có cùng cao độ trên bề mặt đất

    Đặc điểm đường đồng mức:

    +  Các đường đồng  mức  không song song nhưng không cắt nhau

    +  Các điểm nằm trên cùng 1 đường đồng mức thì có cùng cao độ

    + Khu vực có mật độ đường đồng mức càng dày đặc thì độ dốc mặt đất tại đó càng lớn và ngược lại

    +  Các đường đồng mức kề nhau chênh nhau một giá trị cao độ cố định, được gọi là  khoảng cao đều

    Khoảng cao đều đường đồng mức: là chênh cao giữa 2 đường đồng mức kế cận nhau.

    +Các giá trị khoảng cao đều: 0,5m; 1m; 2m; 5m; 10m; 25m; 50m.

    +BĐĐH tỷ lệ càng lớn thì chọn khoảng cao đều có giá trị càng nhỏ và ngược lại.

    +Khu vực miền núi chọn giá trị khoảng cao đều lớn hơn khu vực đồng bằng

 

 


Bài viết liên quan  


DỊCH VỤ ĐO ĐẠC – DỊCH VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ – NƠI NHẬN ĐO HIỆN TRẠNG

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *