Nội dung bài viết
Trước khi xây dựng chủ nhà hoặc chủ đầu tư cần làm gì
Lập bản vẽ hiện trạng xin phép xây dựng
Trước khi tiến hành xây dựng công trình hoặc nhà cửa thì chủ nhà cần thuê một đơn vị dịch vụ đo đạc lập bản vẽ hiện trạng để thiết kế và xin phép xây dựng.
Thiết kế kiến trúc và kết cấu công trình cần xây dựng
Công việc tiếp theo là thuê một công ty hoặc đơn vị pháp nhân có chuyên môn thiết kế kiến trúc và kết cấu thiết kế công trình theo ý của chủ nhà hoặc chủ đầu tư.
Xin phép xây dựng công trình
Chủ nhà hoặc chủ đầu tư nộp hồ sơ bao gồm bản vẽ hiện trạng vị trí xin phép xây dựng, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, những giấy tờ chứng minh chủ nhà hoặc chủ đầu tư có quyền sử khu đất chuẩn bị xây dựng lên cơ quan quản lý nhà nước quản lý về xây dựng. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra hồ, bản vẽ, nếu tất cả đúng khoảng lùi, đúng mật độ xây dựng, đúng quy hoạch thì cơ quan quản lý xây dựng sẽ cấp phép xây dựng.
Trước và trong quá trình xây chúng ta cần
Thông báo ngày khởi công cho chính quyền địa phương biết
Sau khi nhận giấy phép xây dựng chúng ta phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi cần xây dựng công trình. Đăng ký tạm trú cho công nhân, xin cấp điện, xin cấp nước.
Quan trắc biến dạng những công trình lân cận trước khi khởi công
Trước khi khởi công ta nên quan trắc các cong trình lân cận, kiểm tra vết nứt, đo đạc kiểm tra cẩn thận, chụp hình, lập biên bản tình trạng những công trình xung quanh, mua bảo hiểm công trình.
Theo pháp luật hiện tại thì khi xây nhà phải bảo đảm an toàn cho nhà xung quanh. Ở Việt Nam có một số nhà thầu khi đào móng, hoặc làm tầng hầm gây ra sự cố nứt tường nhà xung quanh, nứt tường sụt lún các công trình lân cận. Cá biệt có nhà thầu thi công làm sập luôn nhà xung quanh. Khi trường hợp đáng tiếc này xảy ra nhà thầu và chủ đầu tư phải bồi thường cho nhà xung quanh theo thỏa thuận, theo thiệt hại thực tế. Nếu để xẩy ra sự cố nghiêm trọng thì chủ đầu tư và nhà thầu còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Căn cứ theo Điều 174 Bộ Luật dân sự 2015 quy đinh:
“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.
Căn cứ theo Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Để hạn chế những sự cố không mong muốn thì nhiều nhà thầu uy tín hiện nay sẽ khảo sát khu vực xây dựng đúng quy định, thiết kế phù hợp với tình hình địa chất tại khu vực xây và tình trạng các công trình xung quanh. Sau đó thuê một đơn vị đo đạc uy tín quan trắc công trình lân cận, quan trắc lún, quan trắc nghiêng công trình lân cận. Nhà thầu đo đạc cùng các chủ thể liên quan như đơn vị tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu và chủ sở hữu công trình lân cận tiến hành đo đạc, lập biên bản hiện trường về hiện trạng cong trình lân cận. Sau khi đo đạc các bên cùng xem và ký tên để xác nhận tình trạng các công trình xung quanh. Khi có được bản báo các quan trắc công trình xung quanh chu kỳ đầu nhà thầu hoặc chủ đầu tư nên mua bảo hiểm để giảm rủi ro trong quá trình thi công xây dựng.
Theo nghị định 119/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành Nghị định quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Bình luận