Hướng dẫn

Lưới khống chế đo vẽ và những yêu cầu khi xây dựng lưới

0

Lưới khống chế đo vẽ và những yêu cầu khi xây dựng lưới
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dưới dạng các đường chuyền kinh vĩ, toàn đạc, bàn đạc, lưới các tam giác nhỏ đo góc, các phương pháp giao hội trắc địa và dùng công nghệ GPS. Thông thường vị trí mặt bằng và cao độ các điểm được xác định đồng thời. Độ cao các điểm của lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng đo cao hình học hoắc đo cao lượng giác, thậm chí có thể dùng tia ngắm nằm ngang của máy kinh vĩ có ống thuỷ gắn trên ống kính.
Trên những khu vực cần đo vẽ có diện tích không quá 1km2 có thể xây dựng một lưới khống chế trắc địa độc lập.
Mật độ điểm của lưới khống chế đo vẽ phụ thuộc vào tỷ lệ cần đo vẽ, vào các phương pháp đo vẽ và được quy định trong quy phạm đo vẽ địa hình. Đối với mỗi tỷ lệ đo vẽ, mật độ điểm khống chế được quy định như sau:Khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 5000 cần 4 điểm trên 1km2; – Khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 2000 cần 12 điểm trên 1km2;
– Khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 1000 cần 16 điểm trên 1km2;
Khi đo vẽ tỷ lệ 1 : 500 trong khu xây dựng cần xác định số lượng điểm qua khảo sát cụ thể, ít nhất cũng cần phải bố trí tới 18 điểm và tối đa lên tới 24 điểm trên 1 km2. Hình thức phổ biến nhất của lưới khống chế đo vẽ mặt bằng là xây dựng các đường chuyền kinh vĩ khép kín dựa trên một hoặc hai điểm gốc, hoặc hệ thống các đường chuyền dựa trên ít nhất là hai điểm gốc. Các đường chuyền kinh vĩ trong lưới có thể cắt nhau tạo nên những điểm nút. Trong những trường hợp đặc biệt cũng có thể xây dựng lưới đường chuyền kinh vĩ độc lập (không có điểm gốc) tạo nên ít nhất hai vòng khép kín có hai điểm nút (hình 7.1).

Chiều dài của tuyến kinh vĩ phụ thuộc vào tỷ lệ đo vẽ và điều kiện khi đo. Ví dụ, khi đo vẽ khu xây dựng ở tỷ lệ 1: 5000, chiều dài của tuyến kinh vĩ không được vượt quá 4,0km, còn ở tỷ lệ 1: 500 – không quá 0,8km. ở khu không xây dựng, chiều dài của tuyến có thể tăng lên gấp rưỡi. Chiều dài cạnh trong tuyến tối đa là 350m, cạnh ngắn nhất là 20m. Sai số khép tương đối về chiều dài không vượt quá Trên một mặt bằng rộng rãi và quang đãng, thay cho các tuyến kinh vĩ, người ta xây dựng những chuỗi tam giác, hệ thống tam giác trung tâm, tứ giác trắc địa và chêm điểm, gọi chung là lưới tam giác nhỏ, có ít nhất hai điểm đã biết toạ độ và dựa trên hai cạnh gốc ở hai đầu khu vực của lưới. Cạnh gốc có thể là cạnh của lưới giải tích và đường chuyền bậc 1, bậc 2 chêm dày hoặc đo trực tiếp với độ chính xác 1/5000. Góc nhỏ nhất trong tam giác không được nhỏ hơn 200 còn cạnh ngắn nhất là 150m, cạnh dài nhất không quá 1km. Các góc được đo hai vòng bằng máy kinh vỹ có độ chính xác 30’’. Sai lệch giá trị của góc giữa các vòng đo không được quá 45’’, sai số khép trong tam giác không vượt quá 1’,5. Nếu vị trí điểm được xác định bằng giao hội thuận thì phải đo ít nhất từ 3 điểm, còn bằng giao hội nghịch thì phải ngắm đến ít nhất là 4 điểm. Góc  tại điểm giao hội không được nhỏ hơn 300 và lớn hơn 1500 (300    1500). Nếu sử dụng máy Toàn đạc điện tử hoặc dùng công nghệ GPS thì công tác đo đạc xây dựng lưới sẽ được đơn giản đi rất nhiều và đạt được độ chính xác cao.

lợi có thể cho phép tới 1/1000.
Các góc trong lưới được đo bằng máy kinh vỹ một vòng đo với sai số trung phương đo góc m = 0’5. Sai lệnh giá trị góc giữa hai nửa vòng đo không được vượt quá 0’,8. Sai số khép góc cho phép trong tuyến fgh  1’ n , trong đó n – là số góc đo trong tuyến.
Khi xác định độ cao các điểm khống chế đo vẽ bằng đo cao hình học, sai số khép trong
tuyến không được vượt quá 5cm L , khi đo cao lượng giác là fh= 20cm L hoặc fh = (0,04 s)
n cm, trong đó L là chiều dài tuyến tính theo đơn vị km, n là số cạnh, s – là chiều dài mỗi cạnh trong tuyến tính theo đơn vị 100m.
Các điểm của lưới khống chế đo vẽ có thể đánh dấu ngoài thực địa bằng những mốc tạm thời bằng cọc gỗ, nếu những điểm đó có dự kiến phục vụ cho những mục đích lâu dài tiếp theo thì phải gia cố chắc chắn bằng cọc bê tông hoặc ống thép.
Trên một mặt bằng rộng rãi và quang đãng, thay cho các tuyến kinh vĩ, người ta xây dựng những chuỗi tam giác, hệ thống tam giác trung tâm, tứ giác trắc địa và chêm điểm, gọi chung là lưới tam giác nhỏ, có ít nhất hai điểm đã biết toạ độ và dựa trên hai cạnh gốc ở hai đầu khu vực của lưới. Cạnh gốc có thể là cạnh của lưới giải tích và đường chuyền bậc 1, bậc 2 chêm dày hoặc đo trực tiếp với độ chính xác 1/5000. Góc nhỏ nhất trong tam giác không được nhỏ hơn 200 còn cạnh ngắn nhất là 150m, cạnh dài nhất không quá 1km. Các góc được đo hai vòng bằng máy kinh vỹ có độ chính xác 30’’. Sai lệch giá trị của góc giữa các vòng đo không được quá 45’’, sai số khép trong tam giác không vượt quá 1’,5. Nếu vị trí điểm được xác định bằng giao hội thuận thì phải đo ít nhất từ 3 điểm, còn bằng giao hội nghịch thì phải ngắm đến ít nhất là 4 điểm. Góc  tại điểm giao hội không được nhỏ hơn 300 và lớn hơn 1500 (300    1500). Nếu sử dụng máy Toàn đạc điện tử hoặc dùng công nghệ GPS thì công tác đo đạc xây dựng lưới sẽ được đơn giản đi rất nhiều và đạt được độ chính xác cao.

Xem thêm:
Sử dụng bản đồ địa chính
– Công tác trắc địa công trình
Đo vẽ bản đồ địa hình
Top 5 đơn vị uy tín nhất trong ngành Đo đạc
– Đơn giá đo đạc mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
– Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh
– Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử
 Kiến thức trắc địa, kiến thức đo đạc

– Dịch vụ đo đạc tại thành phố Hồ Chí Minh
– Giới thiệu máy toàn đạc điện tử Leica
– Phần mềm bóc khối lượng
– Phần mềm bình sai lưới trắc địa
– Dịch vụ định vị công trình xây dựng chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh
– Tổng hợp những phần mềm dành cho kỹ sư xây dựng,phần mềm dành cho kỹ sư trắc địa
– Trái đất và cách biểu thị bề mặt trái đất
– Hướng dẫn đưa bản vẽ Autocad lên Google Earth bằng phần mềm Dpsurvey
– Quy định kỹ thuật chung về Lưới độ cao quốc gia
– Đo vẽ bản đồ hiện trạng và bản vẽ hoàn công tại Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *